Thiết kế khách sạn 5 tầng theo xu hướng thiết kế bền vững 2025

Bạn có biết dù là ngành dịch vụ thiên về giải trí, hưởng thụ nhưng thiết kế khách sạn cũng chịu tác động bởi vấn đề môi trường? Hiện nay, phát triển bền vững ngày càng được quan tâm, việc thiết kế khách sạn vì vậy cũng không còn gói gọn trong những khái niệm đẳng cấp, xa hoa. Để bắt kịp xu thế, ngày càng có nhiều chủ đầu tư khách sạn chọn lối thiết kế hòa mình với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên không phải công trình khách sạn nào cũng có thể áp dụng xu hướng phát triển bền vững một cách dễ dàng.

Với quy mô nhỏ gọn và tiện lợi như khách sạn 5 tầng, việc áp dụng thiết kế theo xu hướng bền vững có phần dễ hơn. Trong bài viết này, hãy cùng PT Kiến trúc Việt Nam điểm danh những lợi thế này và lý do đằng sau nhé!

1. Tại sao nên chọn thiết kế khách sạn 5 tầng?

Không phải khu vực nào cũng có thể xây dựng những kiến trúc bề thế. Đồng thời, không phải chủ đầu tư cũng nhu cầu bỏ ra mức chi phí xây dựng một khách sạn đồ sộ. Tùy vào địa hình và nhu cầu sử dụng mà những kiến trúc khách sạn có quy mô khác nhau ra đời. Dù là khách sạn lớn hay nhỏ đều có những ưu thế riêng. Thiết kế khách sạn 5 tầng cũng vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy lợi ích của thiết kế này trên một số phương diện sau: 

  • Chi phí xây dựng và vận hành không quá cao.
  • Thi công nhanh, đưa vào hoạt động sớm, tối ưu hóa thời gian và lợi nhuận.
  • Phù hợp với các khu vực có hạn chế về chiều cao xây dựng.
  • Tạo không gian thân thiện và gần gũi, mang lại cảm giác ấm cúng cho khách lưu trú.
  • Tiêu hao năng lượng, ít phụ thuộc vào hệ thống thang máy, điều hòa.
  • Thiết kế linh hoạt, dễ tích hợp không gian xanh ở các khu vực chung và sân thượng.
  • Thuận lợi cho việc bảo trì, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Đa dạng với nhiều phong cách, từ hiện đại đến cổ điển, tối giản đến cầu kỳ.
  • Thích hợp cho nhiều khu vực, nội thành và cả ngoại ô.
  • Dễ dàng quản lý dịch vụ và nhân sự, duy trì chất lượng phục vụ tốt.

2. Xu hướng thiết kế bền vững trong ngành khách sạn 2025

Một trong những nguyên nguyên nhân sâu xa của thiết kế theo xu hướng bền vững đến từ sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến những lo ngại về tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường. Xu hướng du lịch bền vững ra đời đã thúc đẩy ngành khách sạn tích cực tìm kiếm giải pháp để tối ưu hóa cho thiết kế của mình. Điều này vừa gây ấn tượng cho thương hiệu, tăng tính cạnh tranh trên thị thường vừa tăng tính trải nghiệm, phù hợp với nhu cầu của một bộ phận lớn khách hàng.

1 Hotel Central Park
Ảnh: 1 Hotel Central Park, New York (bên ngoài)
1 Hotel Central Park
Ảnh: 1 Hotel Central Park, New York (góc ban công)

Khách sạn 1 Hotel Central Park là một minh chứng cho thiết kế khách sạn bền vững. Khách sạn áp dụng vật liệu tái chế, năng lượng tái tạo và cây xanh bao quanh tòa nhà. Thiết kế này giúp giảm lượng khí thải carbon trong quá trình hoạt động. Mặc khác tạo thiện cảm cho khách hàng thông qua sự thoáng đãng, tươi mát của công trình.

3. Đặc điểm của thiết kế khách sạn bền vững

Các nguyên tắc chính của thiết kế bền vững

Định nghĩa về thiết kế theo xu hướng bền vững được phát triển từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đáng chú ý như: The Natural Step, Cradle to Cradle, các tài liệu từ LHQ về phát triển bền vững,… Các nguồn tài liệu này là cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho thiết kế bền vững hiện nay. Tựu trung có thể nhắc đến một số điểm chung như sau:

  • Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả. Ưu tiên các nguồn tài nguyên tái tạo.
  • Giảm thiểu chất thải: Thiết kế sản phẩm có thể tái chế hoặc tái sử dụng.
  • Thân thiện với môi trường: Chọn vật liệu và quy trình sản xuất có ít tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Ưu tiên không gian xanh: Cây xanh và các yếu tố tự nhiên được ưu tiên bố trí để tăng cường chất lượng không khí và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên​.
  • Sử dụng công nghệ thông minh: Tối ưu hóa năng lượng sử dụng.
  • Thời gian sử dụng dài: Tạo ra sản phẩm có tuổi thọ cao, có thể được sửa chữa, nâng cấp. Thay vì phải thay thế hoàn toàn.

Một số đặc điểm của khách sạn được thiết kế theo xu hướng phát triển bền vững

Trở lại với thiết kế khách sạn bền vững. Trên cơ sở của những nguyên tắc phát triển bền vững, thiết kế khách sạn theo xu hướng này có thể mang một số trong các đặc điểm sau:

  • Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Khách sạn bền vững thường được xây dựng từ vật liệu tái chế hoặc có nguồn gốc tự nhiên. Cụ thể xem ở phần sau.
  • Áp dụng các hệ thống năng lượng có khả năng tái tạo, như: năng lượng mặt trời, gió,…
  • Quản lý nước hiệu quả. Thiết kế bao gồm các hệ thống thu gom, tái sử dụng, tiết kiệm, tưới tiêu thông minh.
  • Không gian xanh. Khách sạn bền vững thường tích hợp nhiều khu vực cây xanh. Những thiết kế như: vườn trên mái, ban công xanh,… giúp cải thiện chất lượng không khí.
  • Thiết kế tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên, giảm nhu cầu sử dụng điện. Thiết kế bố trí cửa sổ lớn, các khoảng không gian mở để tối đa hóa ánh sáng tự nhiên.
  • Khả năng tái chế và phân loại chất thải. Khách sạn thường áp dụng các quy trình quản lý chất thải hiệu quả. Khuyến khích tái chế và phân loại rác thải.
  • Công nghệ thông minh, cảm biến để nâng cao hiệu suất hoạt động và trải nghiệm của khách hàng.
  • Ngoài ra, một số khách sạn còn đề cao giá trị xã hội và cộng đồng. Có thể nói đến như tuyển dụng lao động, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp địa phương. 

4. Tại sao nên xem thiết kế bền vững là một nhánh đáng chú ý trong thiết kế khách sạn 5 tầng năm 2025?

Xu hướng thiết kế bền vững ngày càng được quan tâm trong thiết kế khách sạn. Tuy nhiên không phải công trình nào cũng có thể áp dụng xu hướng này một cách dễ dàng. Khó khăn đến từ khá nhiều lý do. Một trong những nguyên nhân lớn nhất vẫn do việc vận hành, chi phí thi công. Đặc biệt là đối với những công trình lớn. 

Trái lại, với quy mô nhỏ gọn, khách sạn 5 tầng dường như có rất nhiều ưu thế để tối ưu hóa xu hướng thiết kế này. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một lợi thế:

Khả năng thi công ngày càng dễ dàng

  • Sự phát triển của công nghệ xanh đã tăng tính khả thi của thiết kế khách sạn bền vững. Có nhiều sự lựa chọn hơn về vật liệu xây dựng, nội thất trong thiết kế. Với những quy mô thiết kế nhỏ như khách sạn 5 tầng thì càng dễ dàng. 
  • Thiết kế 5 tầng dễ dàng tích hợp không gian xanh. Với chiều cao vừa phải, khách sạn 5 tầng có thể dễ dàng bố trí cây xanh ở các khu vực chung, sân thượng và ban công. Điều này không chỉ tạo ra không gian trong lành mà còn tạo mỹ quan đẹp.

Chi phí đầu tư không quá lớn

Khách sạn 5 tầng có quy mô vừa phải, giúp giảm chi phí xây dựng ban đầu. Việc áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời, các thiết bị tiết kiệm nước không tốn kém quá nhiều.

Lợi ích của thiết kế bền vững cho khách sạn 5 tầng đối với chủ đầu tư

  • Thúc đẩy sức hấp dẫn thương hiệu. Thiết kế bền vững giúp khách sạn xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường. Đây là điều ghi điểm đối nhóm khách hàng có mối quan tâm tới môi trường. Hoặc đơn giản, một nhóm khách hàng tin rằng những tổ chức có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng là những tổ chức uy tín. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 
  • Tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Không chỉ thu hút thêm nhóm khách hàng quan tâm tới môi trường. Thiết kế xanh còn dễ gây ấn tượng cho cả tệp khách chỉ đơn thuần muốn một kỳ nghỉ tươi mát, yên bình.
  • Về lâu dài, bảo vệ môi trường và du lịch bền vững sẽ luôn là những tâm điểm nóng. Thiết kế bền vững cho phép khách sạn 5 tầng dễ dàng thích ứng với nhu cầu thị trường mới. Từ đó duy trì sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh lâu dài.
The Pilgrm, London tràn ngập ánh sáng
Ảnh: Một phòng khách sạn The Pilgrm, London tràn ngập ánh sáng tự nhiên
The Pilgrm, London
Ảnh: Một góc khác của khách sạn The Pilgrm, London

Việc ưu tiên ánh sáng tự nhiên, vật liệu tái chế đã giảm mức sử dụng năng lượng cho khách sạn The Pilgrm. Mặc khác cũng thu hút khách hàng yêu thích sự thân thiện với môi trường, từ đó gia tăng sức hút và tính cạnh tranh.

Lưu ý: Thiết kế bền vững ngày càng dễ thực hiện. Nếu không nhanh nhạy trong việc đầu tư, bạn có thể sẽ mất đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Bởi thiếu sự đa dạng trong loại hình khách sạn, bắt kịp xu hướng mới.

Nhu cầu về du lịch bền vững ngày càng tăng của khách hàng

Mong muốn trải nghiệm lưu trú thân thiện với môi trường  

Hiện nay, vấn đề về môi trường luôn là một trong những chủ đề lớn được xã hội quan tâm. Ý thức về môi trường của cộng đồng tăng lên, bộ phận những người yêu môi trường ngày càng đông đảo. Minh chứng có nhiều quốc gia có hướng phát triển đất nước gắn liền với phát triển bền vững. Có thể kể đến như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, New Zealand, Hà Lan,… 

Ở Việt Nam ngày càng có nhiều tổ chức lớn vì môi trường được thành lập. Có thể kể tên như:

  • Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF): Tổ chức quốc tế có nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học tại VN.
  • Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN): Tham gia vào các dự án bảo tồn, phát triển bền vững.
  • Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace): Thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo tồn rừng.
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA): Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường.

Như vậy, có thể thấy việc việc nói sẽ có một bộ phận đông đảo khách hàng quan tâm đến đến môi trường và thiết kế bền vững là điều có cơ sở.

Khách sạn Alila Villas Uluwatu, Bali
Ảnh: Alila Villas Uluwatu, Bali ghi dấu ấn như một khách sạn cao cấp mang lại trải nghiệm xanh. 

Nhìn rộng ra, khách hàng yêu môi trường sẽ cảm thấy thích thú khi nghỉ tại khách sạn có thiết kế bền vững. Thậm chí, một số khác cũng thỏa mãn được cảm giác bản thân là cá nhân có trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng. 

Mong muốn giải trí khỏe mạnh và thoải mái 

Hiện nay việc du lịch không đơn thuần dừng lại ở việc giải trí. Không đề cập đến chủ đề yêu môi trường, thực tế vẫn có nhiều khách du lịch mong muốn có một đời sống tinh thần lành mạnh, những trải nghiệm tinh tế, nhẹ nhàng. Không gian trong lành, giảm thiểu ô nhiễm giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Vì thế thiết kế khách sạn bền vững dễ dàng trở thành những ưu tiên khi họ lựa chọn.

Đối với những khách hàng sử dụng khách sạn như một nơi lưu trú, khách sạn tích hợp không gian xanh lại càng quan trọng. Trước hết đó là những khoảng nghỉ yên bình. Tiếp đến là một bầu không khí trong lành mà họ không dễ dàng tìm kiếm nơi đô thị.

Khách sạn SHA Wellness Clinic, Tây Ban Nha với không gian xanh bao phủ
Ảnh: Khách sạn SHA Wellness Clinic, Tây Ban Nha được mảng xanh bao phủ
Trải nghiệm của khách du lịch khi đến SHA Wellness Clinic, Tây Ban Nha
Ảnh: Trải nghiệm du lịch xanh của du khách đến SHA Wellness Clinic, Tây Ban Nha

Khách sạn SHA Wellness Clinic đã tinh tế kết hợp không gian xanh và liệu pháp thiên nhiên. Bước đột phá này đã tạo ra môi trường nghỉ dưỡng lý tưởng, nâng cao sức khỏe cho du khách.

5. Những lưu ý khi thiết kế khách sạn 5 tầng theo xu hướng bền vững

Một thiết kế bền vững thì cần có kết hợp với những cơ sở hạ tầng bền vững. Những yếu tố như vật liệu, ánh sáng, không gian xanh, và hệ thống xử lý nước,… Góp phần tạo nên một tổng thể hài hòa, thân thiện với môi trường. 

Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Ngày này, càng nhiều các vật liệu tái chế, tái sinh hoặc các vật liệu địa phương được đưa vào sử dụng trong kiến trúc nội thất. Những vật liệu này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang đến sự độc đáo cho khách sạn. Trong số đó có thể kể tên như:

  • Tre: Đây là một vật liệu được sử dụng lâu đời ở nước ta. Với ưu thế là độ bền cao, khi kết hợp với phương pháp gia công hiện đại, các sản phẩm từ tre ngày càng được dùng nhiều trong các công trình nội thất và kiến trúc sang trọng.
  • Vật liệu từ sinh khối: Các vật liệu từ chất thải nông nghiệp như rơm, bã mía hay xơ dừa có thể tái chế thành vật liệu xây dựng, giảm thiểu rác thải và ô nhiễm.
  • Tấm lợp sinh thái (green roof): Tấm lợp này có thể phủ cây xanh, giúp giảm nhiệt độ và tạo không gian sống xanh.
  • Gạch sinh học (biomass brick): Được làm từ vi sinh vật, thân thiện với môi trường và có khả năng tự phân hủy sinh học.
  • Ngoài ra còn có thể kể đến như: gạch không nung (gạch bê tông nhẹ), sơn sinh thái, bê tông tái chế, kính tái chế,…
Khách sạn Ion Adventure Hotel, Iceland nhìn từ xa
Ảnh: Khách sạn Ion Adventure Hotel, Iceland khi nhìn từ xa

Có thể nói khách sạn Ion Adventure Hotel là ví dụ về khách sạn sử dụng vật liệu tự nhiên. Kiến trúc đã giữ lại đặc trưng của vùng đất Iceland, tạo cảm giác gần gũi và hoang sơ.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên và tối ưu năng lượng

Để giảm thiểu chi phí điện năng, thiết kế của khách sạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa sổ lớn và giếng trời. Bên cạnh đó, việc dùng nhiều ánh sáng tự nhiên cũng đem lại cảm giác trong lành, thoáng đãng vào ban ngày cho khách sạn.

The Robey Hall, Chicago với thiết kế cửa sổ cao, rộng giúp tối ưu ánh sáng tự nhiên.
Ảnh: Một góc khách sạn The Robey Hall, Chicago tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Với thiết kế cửa sổ cao, rộng khách sạn The Robey Hall, Chicago đã tối ưu việc sử dụng ánh sáng tự nhiên. Mang lại không gian thoáng đãng, đồng thời tiết kiệm điện năng.

Thiết kế không gian xanh và cây xanh trong khách sạn

Không gian xanh là điểm nhấn giúp khách sạn mang lại cảm giác trong lành và thư thái cho du khách. Đặc biệt với những thiết kế trong nhà, không gian xanh lại càng quan trọng. Không chỉ đến từ lợi ích tạo ra bầu không khí tự nhiên, mà nó còn đến từ sự cân bằng về màu sắc. Những thiết kế tối giản với tông màu trung tính hoặc ấm nóng khi có mảng xanh sẽ tạo ra sự hài hòa cho thị giác khách lưu trú. Trở thành điểm nhấn đặc trưng cho khách sạn của bạn. Đặc biệt là đối với khách sạn 5 tầng có quy mô nhỏ, mức đầu tư không quá lớn. Đôi khi chưa thể tạo ấn tượng về quy mô kiến trúc tổng thể.

 Hotel Central Park, New York
Ảnh: Khu vực sảnh chờ thoáng đãng của 1 Hotel Central Park, New York

Không chỉ ở bên ngoài ngoại thất, cả khu vực sảnh chờ cũng được 1 Hotel Central Park, New York khéo léo lồng ghép cây xanh. Từ hành lang đến sảnh chờ, mỗi góc đều tạo nên một không gian tươi mát, gần gũi.

Hệ thống xử lý và tái sử dụng nước

Một trong những lưu ý chính khi thiết kế một khách sạn theo xu hướng bền vững là hệ thống nước. Việc sử dụng các hệ thống hiện đại sẽ tiết kiệm đáng kể tài nguyên nước. Đối với quy mô khách sạn 5 tầng thì việc đầu tư này sẽ khá dễ dàng và chi phí không phải là cản trở quá lớn.

Khách sạn Zoku Amsterdam*
Ảnh: Một góc xanh của khách sạn Zoku Amsterdam

Khách sạn Zoku Amsterdam đã thành công trong việc tái sử dụng nước mưa cho các hoạt động vệ sinh và chăm sóc cây xanh. Thiết kế này là minh chứng tiêu biểu cho việc quan tâm đầu tư vào thiết kế khách sạn theo xu hướng bền vững.

6. Thiết kế không gian nội thất cho khách sạn 5 tầng theo phong cách bền vững

Việc thiết kế khách sạn theo xu hướng bền vững có thể bắt đầu cơ bản từ việc thiết kế nội thất. Bằng cách sử dụng chất liệu thân thiện, tối giản không gian và tạo khu vực xanh trong phòng, thiết kế vừa tăng tính thẩm mỹ vừa giữ được tinh thần tích cực với môi trường.

Nội thất tái chế và sử dụng chất liệu tự nhiên 

he Line, Los Angeles
Ảnh: Một góc khách The Line, Los Angeles thân thiện với thiết kế gỗ

Các vật liệu như gỗ, tre và các vật liệu tái chế không chỉ đem đến cảm giác mộc mạc mà còn tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho khách sạn. Tận dụng ưu thế đó, khách sạn The Line, Los Angeles tạo ra những không gian nội thất lấy chất liệu gỗ chủ đạo. Du khách dễ dàng cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tinh tế trong khoảng thời gian lưu trú tại đây.

Thiết kế phòng ngủ với phong cách tối giản

Phong cách tối giản giúp không gian phòng ngủ trở nên thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. 

Muji Hotel, Tokyo
Ảnh: Muji Hotel, Tokyo với thiết kế tối giản nhưng tinh tế

Muji Hotel, Tokyo là một thiết kế khách sạn áp dụng phong cách tối giản với các chất liệu tự nhiên như gỗ và cotton. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đã tạo nên cảm giác thoải mái và thư giãn cho du khách.

Không gian sinh hoạt chung và khu vực xanh

Những khu vực sinh hoạt chung với không gian mở và cây xanh mang đến cảm giác thư giãn và gắn kết cho du khách. 

The Robey Hall, Chicago
Ảnh: Khách sạn The Robey Hall, Chicago nên thơ với bố trí không gian xanh tinh tế

Với tư duy thẩm mỹ độc đáo, The Robey Hall, Chicago thiết kế khu vực sinh hoạt chung ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Việc ưu tiên cây xanh và không gian mở đã tạo sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.

Cùng PT Kiến trúc Việt Nam “Sống khỏe mỗi ngày” 

Cùng PT sống khỏe mỗi ngày

PT Kiến trúc Việt Nam vừa đem đến cho bạn thêm một góc nhìn về sự phát triển của kiến trúc thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với thông điệp “Sống khỏe mỗi ngày”, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những công trình kiến trúc không chỉ là nơi an trú mà còn là nơi bạn có thể tận hưởng, hòa mình, nâng cao cả giá trị tinh thần và thể chất. 

Kiến trúc thông thái sẽ mang đến cuộc sống khỏe mạnh. Hãy cùng PT Kiến trúc Việt Nam kiến tạo nên những công trình không chỉ thể hiện phong cách của bạn mà còn dẫn đầu trong xu hướng thiết kế Việt.

PT Kiến Trúc Việt Nam – Kiến Tạo Không Gian Sống Đẳng Cấp!

Xem thêm tại: