236 MẪU THIẾT KẾ KHÁCH SẠN ĐẸP DẪN ĐẦU XU HƯỚNG 2025
Hơn 236 mẫu thiết kế khách sạn đẹp nhất 2025 bao gồm các tiêu chuẩn từ 2 sao, 3 sao, 4 sao đến 5 sao mang đa dạng phong cách từ tân cổ điển đến hiện đại, luxury sang trọng, indochine,… của PT Kiến Trúc Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư có thêm ý tưởng và lựa chọn phù hợp cho dự án khách sạn của mình.
Năm 2025, thiết kế khách sạn không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các tiêu chuẩn tiện nghi mà còn hướng đến sự tinh tế, độc đáo, tạo dấu ấn riêng biệt.
PT KIẾN TRÚC VIỆT NAM - THIẾT KẾ, THI CÔNG KHÁCH SẠN ĐẲNG CẤP
PT Kiến trúc Việt Nam là đơn vị tiên phong trong ngành thiết kế và thi công khách sạn với hơn 100+ sản phẩm đã bàn giao trên 63 tỉnh thành.
Hiện tại, bên cạnh trụ sở chính tại Hà Nội, chúng tôi đã có thêm chi nhánh văn phòng TP.HCM. Trong năm 2025 và thời gian sắp tới, PT hứa hẹn sẽ đem đến những dịch vụ thiết kế chất lượng nhất cho quý Chủ đầu tư trên khắp cả nước.
Thông qua các quy trình: Tư vấn đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn thi công, Quản lý dự án, Quản lý vận hành chúng tôi luôn đảm bảo mỗi Chủ đầu tư khi lựa chọn chúng tôi đều cảm thấy đây là lựa chọn đúng đắn!
TỔNG HỢP MẪU THIẾT KẾ KHÁCH SẠN ĐẸP CỦA PT
Nhằm hỗ trợ quý Chủ đầu tư và Khách hàng có thêm những lựa chọn đa dạng cho mô hình kinh doanh khách sạn. PT Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu những mẫu thiết kế khách sạn và cải tạo khách sạn mà chúng tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Mỗi dự án dưới đây, từ những thiết kế motel, khách sạn 2 sao, 3 sao cho đến những công trình tráng lệ 4 sao, 5 sao, đều thể hiện sự sáng tạo mới mẻ và quy trình làm việc chuyên nghiệp tuyệt đối của chúng tôi.
TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ KHÁCH SẠN
Thiết kế khách sạn là một lĩnh vực đặc thù trong kiến trúc. Mục tiêu chính của thiết kế khách sạn không dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, mà còn phải tăng cường khả năng cạnh tranh cho khách sạn trên thị trường. Vì vậy, thiết kế khách sạn phải tạo ra không gian đa chức năng, kết hợp giữa tiện nghi hiện đại và phong cách thiết kế tinh tế để thu hút khách lưu trú.
Thiết kế khách sạn bắt đầu từ việc lên ý tưởng dựa trên yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Bao gồm: ngân sách, đối tượng khách hàng mục tiêu và phong cách mong muốn. Các kiến trúc sư sẽ phát triển ý tưởng sơ bộ, đối chiếu với các yếu tố kỹ thuật và sáng tạo, sau đó tư vấn cho chủ đầu tư về các xu hướng thiết kế phù hợp. Bên cạnh việc quy trình thiết kế cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định, bao gồm tiêu chuẩn TCVN 4391:2015 về xếp hạng khách sạn, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
Thiết kế khách sạn ngày nay kết hợp giữa phác thảo ý tưởng trên giấy hoặc các công cụ kỹ thuật số và sử dụng phần mềm kiến trúc chuyên nghiệp để chi tiết hóa, trực quan hóa bản thiết kế, từ bản vẽ kỹ thuật đến mô hình 3D, giúp chủ đầu tư dễ dàng hình dung công trình khách sạn sau khi hoàn thiện. Ngoài ra, công nghệ render hiện đại và trải nghiệm thực tế ảo (VR/AR) đang được áp dụng rộng rãi.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ KHÁCH SẠN
Đối với một công trình thi công khách sạn, bản thiết kế là điều không thể thiếu. Nó là yếu tố giúp khách sạn được xây dựng đúng yêu cầu, tối ưu hóa công năng và mang lại giá trị kinh doanh cao.
Nhưng để có được sản phẩm thiết kế hoàn thiện, đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư và tổng quan thẩm mỹ là một quy trình vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, kiến trúc sư và đội ngũ thi công. Sau đây là quy trình thiết kế khách sạn nhà PT tổng hợp mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Nghiên cứu và định hướng dự án
-
Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch, đối tượng khách hàng tiềm năng (doanh nhân, gia đình, cặp đôi, v.v.), xu hướng lưu trú trong khu vực.
-
Xác định quy mô và phong cách khách sạn
Quyết định loại hình khách sạn: boutique, business, resort,… Quy mô, số lượng phòng. Phong cách thiết kế: Tối giản, Tân cổ điển, Hiện đại, Thiền, Thân thiện với môi trường,…
Bước 2: Lập kế hoạch đầu tư và ngân sách
-
Phân bổ ngân sách
Xác định nguồn vốn và phân bổ chi phí cho các hạng mục như xây dựng, thiết kế nội thất, hệ thống tiện ích.
-
Phân tích hiệu quả đầu tư (ROI)
Tính toán lợi nhuận dự kiến, thời gian thu hồi vốn dựa trên công suất phòng và các dịch vụ đi kèm.
Bước 3: Khảo sát và phân tích địa điểm
-
Khảo sát thực địa
Đánh giá vị trí xây dựng, điều kiện tự nhiên, các yếu tố pháp lý như quy hoạch xây dựng, quy định về chiều cao tòa nhà.
-
Phân tích SWOT
Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của dự án để đưa ra chiến lược phát triển hợp lý.
Bước 4: Thiết kế kiến trúc và quy hoạch mặt bằng
-
Thiết kế sơ bộ (concept design)
Phác thảo ý tưởng thiết kế, mặt bằng sơ bộ, phân chia khu vực (lễ tân, nhà hàng, phòng nghỉ, tiện ích).
-
Thiết kế chi tiết (detailed design)
Xây dựng bản vẽ chi tiết. Bao gồm: kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, nước, HVAC, phòng cháy chữa cháy.
-
Đánh giá và điều chỉnh thiết kế
Phối hợp với chủ đầu tư để điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu, đảm bảo tối ưu công năng và thẩm mỹ.
Bước 5: Thi công và giám sát xây dựng
-
Lập kế hoạch thi công
Xác định tiến độ, các hạng mục thi công theo từng giai đoạn (xây dựng phần thô, hoàn thiện nội thất).
-
Giám sát và quản lý chất lượng
Đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn.
-
Kiểm tra và nghiệm thu từng giai đoạn
Chủ đầu tư phối hợp với đội ngũ thi công để nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn. Đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu và vận hành
-
Nghiệm thu toàn bộ công trình
Đánh giá chất lượng tổng thể trước khi bàn giao. Kiểm tra hệ thống tiện ích, phòng cháy chữa cháy, và các thiết bị kỹ thuật.
-
Đào tạo nhân viên và chuẩn bị vận hành
Đảm bảo nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng về các quy trình vận hành khách sạn.
-
Khai trương và tiếp thị
Lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá khách sạn để thu hút khách hàng ngay từ giai đoạn đầu vận hành.
9 PHONG CÁCH THIẾT KẾ KHÁCH SẠN NỔI BẬT
Phong cách thiết kế khách sạn Indochine (Đông Dương)
Thiết kế khách sạn phong cách Indochine là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp và văn hóa Á Đông, mang đến vẻ đẹp vừa cổ điển vừa sang trọng. Thiết kế theo phong cách này được ưa chuộng nhờ sự gần gũi với thiên nhiên, sử dụng chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây và các gam màu ấm áp. Thiết kế khách sạn theo phong cách Indochine thường có không gian đậm chất hoài cổ nhưng vẫn rất thanh lịch. Hứa hẹn đây sẽ là một xu hướng thiết kế được nhiều người quan tâm trong năm 2025.
Xem thêm: Thiết kế khách sạn Indochine.
Phong cách thiết kế khách sạn Tân cổ điển (Neoclassical)
Sự sang trọng và tinh tế của khách sạn phong cách Tân cổ điển khó mà lỗi thời, đặc biệt trong phân khúc khách sạn cao cấp 2025. Phong cách này thường sử dụng các đường nét mềm mại, tỉ mỉ và các chi tiết trang trí cầu kỳ để tạo cảm giác lộng lẫy, xa hoa cho khách sạn. Các vật liệu cao cấp như đá cẩm thạch, gỗ tự nhiên, kim loại cũng thường được sử dụng để duy trì bền bỉ và đẳng cấp.
Xem thêm : Thiết kế khách sạn tân cổ điển
Phong cách thiết kế khách sạn Minimalism (Tối giản)
Dự kiến năm 2025 thiết kế khách sạn theo lối Tối giản sẽ tiếp tục thịnh hành. Tất cả nhờ vào khả năng tối ưu không gian, tạo cảm giác thanh lịch. Phong cách Minimalism tập trung vào sự tinh gọn, với không gian rộng thoáng. Dù ít chi tiết trang trí nhưng phong cách này vẫn mang lại cảm giác sang trọng. Thiết kế Tối giản thường sử dụng tông màu trung tính, các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá.
Một mẫu khách sạn được nhà PT Kiến trúc Việt Nam thiết kế theo phong cách Minimalism
Phong cách thiết kế khách sạn Luxury (Sang trọng)
Được xem là biểu tượng của đẳng cấp và sự xa hoa, các khách sạn mang phong cách Luxury chinh phục khách hàng bằng vật liệu cao cấp như đá cẩm thạch, gỗ quý, và kim loại mạ vàng. Khi thiết kế nội thất khách sạn phong cách Luxury kết hợp cùng không gian rộng mở và dịch vụ cá nhân hóa sẽ mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng độc quyền và đỉnh cao, đáp ứng mọi mong đợi về sự sang trọng, tiện nghi cho khách lưu trú.
Phong cách thiết kế khách sạn Zen (Thiền)
Trong những năm trở lại đây, vấn đề về sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm. Điều này phần nào đã giúp phong cách thiết kế khách sạn mang phong cách Zen trở nên phổ biến hơn, khả năng cao năm 2025 cũng không phải là ngoại lệ. Phong cách Zen tập trung vào sự tối giản và cân bằng, tạo ra không gian yên tĩnh, hài hòa. Các chất liệu như gỗ, đá, tre và các yếu tố nước, cây xanh được kết hợp cùng nhau để tạo nên không gian thanh tịnh, mang lại sự tĩnh lặng cho tâm trí, giúp khách hàng thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Thông thường phong cách này sẽ tích hợp trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cùng với các dịch vụ như spa, yoga, chăm sóc sức khỏe khác,…
Phong cách thiết kế khách sạn Industrial (Công nghiệp)
Năm 2025 sắp tới, thiết kế khách sạn phong cách Industrial là lựa chọn lý tưởng cho các khách sạn muốn thu hút đối tượng khách hàng bằng thiết kế trẻ trung, năng động. Industrial thường sử dụng các vật liệu như kim loại, bê tông trong thiết kế. Hoặc các chi tiết lộ thiên như ống dẫn, trần cao để tạo ra không gian vừa mạnh mẽ vừa độc đáo. Phong cách này nhấn mạnh việc tạo cảm giác mới mẻ, cá tính. Nó đang dần trở thành xu hướng thiết kế cho các khách sạn hiện đại.
Phong cách thiết kế khách sạ Eco-friendly (Thân thiện với môi trường)
Ngày càng nhiều khách sạn chuyển sang thiết kế xanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về không gian sống trong lành, đồng thời cũng giúp xây dựng hình ảnh bền vững cho khách sạn. Các khách sạn thiết kế theo phong cách này ưu tiên sự bền vững với các vật liệu tái chế, hệ thống tiết kiệm năng lượng và giải pháp xanh như vườn đứng, mái xanh.
Xem thêm: Thiết kế khách sạn theo xu hướng phát triển bền vững…
Phong cách thiết kế khách sạn Art Deco
Phong cách Art Deco phù hợp với những khách sạn muốn tạo ra phong cách quý phái, ấn tượng mạnh ngay từ khi khách bước vào. Thiết kế khách sạn phong cách Art Deco nổi bật với sự xa hoa, lộng lẫy. Chủ đạo là các họa tiết hình học, các gam màu tương phản mạnh. Những khách sạn có phong cách này thường sử dụng các chất liệu như vàng, đồng, đá cẩm thạch để tạo cảm giác sang trọng. Nó thu hút khách hàng yêu thích vẻ đẹp cổ điển pha lẫn hiện đại.
Nội thất phòng khách sạn được thiết kế theo phong cách Art Deco
Phong cách thiết kế khách sạn Scandinavian (Bắc Âu)
Thiết kế khách sạn phong cách Scandinavian với lối thiết kế tối giản, sử dụng ánh sáng tự nhiên và các tông màu sáng sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục phổ biến trong năm 2025. Đặc trưng của Scandinavian là không cầu kỳ trong đường nét nhưng lại tạo cảm giác ấm áp, thân thiện. Với sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và phong cách tối giản, phong cách này rất phù hợp cho các khách sạn muốn mang lại trải nghiệm thoải mái, nhẹ nhàng cho khách hàng.
Xem thêm: Các phong cách thiết kế khách sạn 2025
Lời khuyên khi chọn phong cách thiết kế khách sạn 2025:
- Hiểu rõ đối tượng khách hàng: Xác định sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu để lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp.
- Phù hợp với vị trí và môi trường: Thiết kế phải hài hòa với địa hình và đặc điểm văn hóa địa phương.
- Linh hoạt và sàng tạo: Đón đầu và thích ứng nhanh chóng với các xu hướng mới, đồng thời sáng tạo trong việc kết hợp các yếu tố thiết kế.
- Đầu tư vào chất lượng: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị chất lượng cao để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng tỉ lệ quay lại cho lần tiếp theo.
VÌ SAO CẦN THIẾT KẾ KHÁCH SẠN?
Bạn nên hiểu rằng, “Thất bại trong khâu chuẩn bị chính là chuẩn bị thất bại cho một khâu khác”. Một công trình khách sạn luôn đòi hỏi nhiều chi phí và công sức đầu tư. Vì thế quá trình chuẩn bị càng lại càng quan trọng. Và “thiết kế khách sạn” chính là một trong những sự chuẩn bị quan trọng không thể thiếu đó.
Đảm bảo tính pháp lý
Cần phải có bản thiết kế khách sạn để đảm bảo tính pháp lý. Trước khi thi công, bản thiết kế cần được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để cấp phép xây dựng. Điều này đảm bảo công trình tuân thủ các quy định pháp lý về quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, môi trường và an toàn xây dựng.
Nếu có thay đổi trong quá trình thi công khách sạn, cần nộp lại để xin duyệt, tránh vi phạm quy định và đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn.
Xác định phong cách và bản sắc riêng
Thiết kế khách sạn là bước xác định phong cách, dấu ấn khách sạn để thu hút khách hàng mục tiêu. Có một thiết kế tốt sẽ là tiền đề tạo dấu ấn, khiến khách hàng ghi nhớ và muốn quay lại.
Tối ưu hóa không gian và công năng
Thiết kế trước sẽ giúp phân bổ không gian hợp lý, tối đa hóa công năng của từng khu vực. Nếu từ sảnh chờ, phòng nghỉ cho đến tiện ích như nhà hàng, spa được sắp xếp khoa học học sẽ đảm bảo sự tiện lợi, thoải mái cho khách hàng. Đồng thời khách sạn cũng trở nên chuyên nghiệp trong mắt của họ.
Giảm thiểu chi phí và rủi ro
Một bản thiết kế chi tiết giúp dự toán chi phí chính xác hơn và hạn chế rủi ro sai sót trong quá trình thi công. Nếu thi công mà không có thiết kế chuẩn, dễ dẫn đến phải chỉnh sửa, đập bỏ, gây lãng phí.
Dễ dàng giám sát và thực hiện đúng yêu cầu
Thiết kế trước giúp đội ngũ thi công và giám sát có một tài liệu chuẩn để đối chiếu, đảm bảo việc xây dựng đúng như ý tưởng ban đầu và tránh phải sửa chữa lại.
Dự tính được chi phí và thời gian hoàn thành
Từ bản thiết kế, các kỹ sư có thể bóc tách khối lượng công việc, lập dự toán chi phí, xác định thời gian hoàn thành, giúp chủ đầu tư lập kế hoạch tài chính, tiến độ rõ ràng.
Giúp chủ đầu tư hình dung trước không gian sau hoàn thiện
Bản thiết kế cho phép chủ đầu tư thấy trước không gian, kiến trúc và bố trí thực tế của khách sạn sau khi hoàn thiện. Từ đó dễ dàng điều chỉnh hoặc bổ sung các yêu cầu cá nhân để tối ưu hóa dự án.
NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ KHÁCH SẠN
Tối ưu vị trí xây dựng khách sạn
Một công trình khách sạn tốn nhiều chi phí và nhân lực. Vì vậy cần tận dụng tối đa những gì sẵn có. Chủ đầu tư nên cố gắng tìm cho mình lô đất có vị trí thuận tiện, dễ tìm, an ninh tốt. Nếu có thể hãy xây dựng khách sạn gần trung tâm, ven đường hoặc gần các điểm du lịch nổi tiếng. Kiến trúc sư cũng cần đánh giá kỹ lưỡng vị trí để đưa ra phương án thiết kế vận dụng triệt để được mặt bằng đắc địa.
Định hướng và phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng
- Xác định phong cách rõ ràng: Khách sạn cần có phong cách phù hợp với thị trường mục tiêu. Phong cách sẽ ảnh hưởng đến thiết kế nội thất, ngoại thất và trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
- Tính nhất quán: Phong cách nên được thể hiện đồng nhất trong toàn bộ khách sạn. Ngoại thất đến nội thất được đồng bộ sẽ tạo ấn tượng mạnh và cảm giác đặc trưng cho khách sạn.
Tối ưu công năng và không gian
- Phân chia không gian hợp lý: Thiết kế cần tối ưu hóa diện tích cho các khu vực quan trọng. Từ phòng khách, khu vực dịch vụ cho đến khu vực hành lang để đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng và nhân viên.
- Dự trù sự linh hoạt trong không gian: Nên dự trù thiết kế sao cho dễ dàng thay đổi hoặc nâng cấp trong tương lai. Vì nhu cầu khách hàng thay đổi theo từng giai đoạn là điều tất yếu.
Tính thẩm mỹ và trải nghiệm khách hàng
- Ánh sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng. Một mặt tạo không gian thoáng đãng, mặt khác giúp giảm thiểu chi phí điện năng.
- Chất liệu và màu sắc: Chọn lựa chất liệu và màu sắc phù hợp với phong cách. Tránh những gam màu hoặc vật liệu dễ gây cảm giác tiêu cực. Đặc biệt là đối với các khách hàng có nhu cầu nghỉ dưỡng.
Đảm bảo yếu tố tiện nghi và thân thiện với khách hàng
- Lối đi và bảng chỉ dẫn rõ ràng: Khách sạn cần đảm bảo khách hàng dễ dàng tiếp cận các khu vực trong khách sạn. Lắp đặt bảng chỉ dẫn rõ ràng cũng thuận tiện cho công việc của nhân viên phục vụ.
- Tạo sự thoải mái tối đa: Đừng tiếc chi phí đầu tư vào các tiện nghi nội thất, hệ thống cách âm tốt, các dịch vụ phòng khác. Nếu có trải nghiệm tốt khách hàng sẽ không ngần ngại quay lại trong lần tiếp theo.
Đảm bảo tính an toàn và tuân thủ pháp lý
- Phòng cháy chữa cháy: Thiết kế khách sạn phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận.
- Lối thoát hiểm: Các lối thoát hiểm cần rõ ràng, dễ tiếp cận và có hướng dẫn ở những khu vực quan trọng.
- Pháp lý và quy hoạch: Đảm bảo tuân thủ các quy định về xây dựng, chiều cao, mật độ xây dựng, các tiêu chuẩn môi trường tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ và tính bền vững
- Công nghệ thông minh: Sự phát triển của khoa học công nghệ để khiến những công nghệ thông minh không còn là rào cản trong thiết kế. Tích hợp các công nghệ thông minh một mặt có thể đáp ứng sự tiện nghi cho khách hàng, mặt khác cũng giảm mức độ sử dụng năng lượng điện tiêu hao.
- Tiết kiệm năng lượng, xây dựng hình ảnh thân thiện môi trường: Các chủ đầu tư nên ưu tiên vật liệu xây dựng bền vững, hệ thống năng lượng tái tạo, thiết bị tiết kiệm nước để giảm chi phí vận hành. Xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường sẽ là nền tảng cho những bước phát triển lâu dài.
Thích ứng với văn hóa và địa phương
- Bản sắc địa phương: Ngoài việc bắt nhịp xu hướng, chủ đầu tư cũng nên nhạy cảm với yếu tố văn hóa tại địa phương. Thiết kế hiện đại nếu hòa quyện được với đặc trưng của địa phương sẽ tạo ra sự khác biệt độc đáo. Thu hút cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế.
Ẩn dụ văn hóa trong thiết kế: Để tận dụng yếu tố văn hóa một cách uyển chuyển, chủ đầu tư có thể sử dụng các họa tiết, vật liệu, hoặc phong cách trang trí truyền thống vào trong thiết kế.
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHÁCH SẠN
Thiết kế khách sạn theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam TCVN 4391:2015 bao gồm nhiều khía cạnh:
Tiêu chuẩn |
Khách sạn 1 sao |
Khách sạn 2 sao |
Khách sạn 3 sao |
Khách sạn 4 sao |
Khách sạn 5 sao |
Vị trí |
– Thuận lợi |
– Thuận lợi |
– Vị trí rất thuận lợi, dễ tiếp cận – Môi trường cảnh quan đẹp |
– Vị trí rất thuận lợi, dễ tiếp cận – Môi trường cảnh quan đẹp |
– Vị trí rất thuận lợi, dễ tiếp cận – Môi trường cảnh quan đẹp |
Thiết kế kiến trúc |
– Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện – Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý – Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng – Khu vực buồng ngủ cách âm tốt |
– Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện – Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý – Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng – Khu vực buồng ngủ cách âm tốt |
– Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện – Thiết kế kiến trúc đẹp. – Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp, sang trọng – Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng – Khu vực buồng ngủ cách âm tốt – Có mái che trước sảnh đón tiếp (áp dụng đối với khách sạn) – Vật liệu xây dựng chất lượng tốt – Cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên |
– Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện – Thiết kế kiến trúc đẹp – Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp, sang trọng – Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng – Khu vực buồng ngủ cách âm tốt – Có mái che trước sảnh đón tiếp (áp dụng đối với khách sạn). – Vật liệu xây dựng chất lượng tốt – Cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên – Buồng ngủ cho người khuyết tật đi bằng xe lăn, xe đẩy |
– Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện – Thiết kế kiến trúc đẹp – Kiến trúc độc đáo – Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp, sang trọng – Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng – Khu vực buồng ngủ cách âm tốt – Có mái che trước sảnh đón tiếp (áp dụng đối với khách sạn) – Vật liệu xây dựng chất lượng tốt – Mặt tiền khách sạn: đường vào, vỉa hè, tiểu cảnh được thiết kế đẹp, sang trọng, tinh tế – Cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên – Buồng ngủ cho người khuyết tật đi bằng xe lăn, xe đẩy – Toàn cảnh được thiết kế thống nhất – Tầng đặc biệt hoặc khu phục vụ đặc biệt (áp dụng đối với khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng) |
Quy mô buồng ngủ |
|||||
Khách sạn |
10 |
20 |
50 |
80 |
100 |
Khách sạn nghỉ dưỡng |
10 |
15 |
40 |
60 |
80 |
Khách sạn nổi |
10 |
20 |
30 |
50 |
80 |
Khách sạn bên đường |
10 |
20 |
30 |
50 |
80 |
Nơi để xe |
|||||
Khách sạn |
– Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m |
– Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m |
– Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m – Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 5 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m – Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 10 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m – Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 15 % số buồng ngủ |
Khách sạn nghỉ dưỡng |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 50 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 50 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 50 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 50 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 50 % số buồng ngủ |
Khách sạn bên đường |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 100 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 100 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 100 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 100 % số buồng ngủ |
– Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 100 % số buồng ngủ |
Tiêu chí chung cho nơi để xe |
– Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt (không áp dụng với khách sạn nổi) |
– Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt (không áp dụng với khách sạn nổi) |
– Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt (không áp dụng với khách sạn nổi) |
– Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt (không áp dụng với khách sạn nổi) |
– Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt (không áp dụng với khách sạn nổi) |
Lối đi bộ và giao thông nội bộ |
– Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt |
– Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt |
– Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt |
– Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt |
– Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt |
Khu vực sảnh đón tiếp |
– Có sảnh đón tiếp – Diện tích 10 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi) – Phòng vệ sinh sảnh hoặc gần khu vực sảnh – Khu vực hút thuốc riêng |
– Có sảnh đón tiếp – Diện tích 20 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi) – Phòng vệ sinh sảnh hoặc gần khu vực sảnh – Khu vực hút thuốc riêng |
– Có sảnh đón tiếp – Diện tích 35 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi) – Diện tích 10 m2 (áp dụng đối với khách sạn nổi) – Phòng vệ sinh sảnh hoặc gần khu vực sảnh cho nam và nữ riêng – Khu vực hút thuốc riêng |
– Có sảnh đón tiếp – Diện tích 60 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi) – Diện tích 20 m2 (áp dụng đối với khách sạn nổi) – Phòng vệ sinh sảnh hoặc gần khu vực sảnh cho nam và nữ riêng – Bar sảnh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng) – Khu vực hút thuốc riêng |
– Có sảnh đón tiếp – Diện tích 100 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi) – Diện tích 35 m2 (áp dụng đối với khách sạn nổi) – Phòng vệ sinh sảnh cho nam và nữ riêng – Phòng vệ sinh cho người khuyết tật đi bằng xe lăn, xe đẩy – Bar sảnh – Khu vực hút thuốc riêng |
Không gian xanh |
– Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng) |
– Cây xanh ở các khu vực công cộng – Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng) |
– Cây xanh ở các khu vực công cộng – Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng) |
– Cây xanh ở các khu vực công cộng – Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng) |
– Cây xanh ở các khu vực công cộng – Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng) |
Diện tích buồng ngủ (gồm phòng ngủ và phòng vệ sinh, không áp dụng đối với khách sạn nổi) |
– Buồng một giường đơn 12 m2 – Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 15 m2 |
– Buồng một giường đơn 15 m2 – Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 17 m2 |
– Buồng một giường đơn 18 m2 – Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 22 m2 |
– Buồng một giường đơn 21 m2 – Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 25 m2 – Buồng đặc biệt 41 m2 |
– Buồng một giường đơn 24 m2 – Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 32 m2 – Buồng đặc biệt 56 m2 – Buồng đặc biệt cao cấp 100 m2 |
Nhà hàng, bar |
– |
– 01 nhà hàng – Số ghế nhà hàng bằng 50 % số giường – Phòng vệ sinh (áp dụng đối với nhà hàng tách rời sảnh đón tiếp) – Khu vực hút thuốc riêng |
– 01 nhà hàng có quầy bar. – Số ghế nhà hàng bằng 60 % số giường – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với nhà hàng tách rời sảnh đón tiếp) – Khu vực hút thuốc riêng |
– 01 nhà hàng, có phục vụ món Âu, Á – 01 quầy bar – 02 quầy bar (đối với khách sạn nghỉ dưỡng) – Số ghế nhà hàng bằng 80 % số giường – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với nhà hàng tách rời sảnh đón tiếp) – Khu vực hút thuốc riêng |
– 02 nhà hàng, có phục vụ món Âu, Á – 02 quầy bar – Số ghế nhà hàng bằng 80 % số giường – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với nhà hàng tách rời sảnh đón tiếp). – Khu vực hút thuốc riêng |
Khu vực bếp |
– |
– Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến nhà hàng – Diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến – Thông gió tốt – Có biện pháp ngăn chặn động vật, côn trùng gây hại – Tường phẳng, không thấm nước, dễ làm sạch – Trần bếp thuận tiện cho vệ sinh và đảm bảo an toàn – Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa |
– Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến nhà hàng – Diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến – Thông gió tốt – Có biện pháp ngăn chặn động vật, côn trùng gây hại – Tường phẳng, không thấm nước, dễ làm sạch – Trần bếp thuận tiện cho vệ sinh và đảm bảo an toàn – Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa. – Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt, nguội (nóng, lạnh) được tách riêng – Lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo vệ sinh – Phòng vệ sinh cho nhân viên bếp (bên ngoài khu vực bếp) |
– Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến nhà hàng – Diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến – Thông gió tốt – Có biện pháp ngăn chặn động vật, côn trùng gây hại – Tường phẳng, không thấm nước, dễ làm sạch. – Trần bếp thuận tiện cho vệ sinh và đảm bảo an toàn – Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa – Bếp Âu, Á – Bếp bánh – Khu vực soạn, chia thức ăn – Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt, nguội nóng, lạnh) được tách riêng – Lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo vệ sinh – Phòng vệ sinh cho nhân viên bếp (bên ngoài khu vực bếp) – Phòng đệm, đảm bảo cách âm, cách nhiệt, cách mùi giữa bếp và phòng ăn |
– Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến nhà hàng – Diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến – Thông gió tốt – Có biện pháp ngăn chặn động vật, côn trùng gây hại – Tường phẳng, không thấm nước, dễ làm sạch – Trần bếp thuận tiện cho vệ sinh và đảm bảo an toàn – Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa – Bếp Âu, Á – Bếp bánh – Khu vực soạn, chia thức ăn – Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt, nguội nóng, lạnh) được tách riêng – Lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo vệ sinh – Phòng vệ sinh cho nhân viên bếp (bên ngoài khu vực bếp) – Phòng đệm, đảm bảo cách âm, cách nhiệt, cách mùi giữa bếp và phòng ăn |
Kho |
– |
– Kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm – Kho để đồ dùng, thiết bị dự phòng |
– Kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm – Kho để đồ dùng, thiết bị dự phòng |
– Kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm – Kho để đồ dùng, thiết bị dự phòng – Các kho lạnh (theo loại thực phẩm) |
– Kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm – Kho để đồ dùng, thiết bị dự phòng – Các kho lạnh (theo loại thực phẩm) |
Phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp (áp dụng đối với khách sạn) |
– |
– |
– 01 phòng họp 30 ghế – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với phòng họp tách rời sảnh đón tiếp) |
– Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát giữa giờ – 01 phòng hội nghị – 01 phòng hội thảo – 01 phòng họp – Cách âm tốt – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với phòng họp, hội nghị, hội thảo tách rời sảnh đón tiếp) |
– Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát giữa giờ – 01 phòng hội nghị – 02 phòng hội thảo – 02 phòng họp – Cách âm tốt – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với phòng họp, hội nghị, hội thảo tách rời sảnh đón tiếp) |
Khu vực dành cho cán bộ, nhân viên |
– |
– Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận chức năng – Phòng trực buồng |
– Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận chức năng – Phòng trực buồng – Phòng thay quần áo – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng |
– Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận chức năng – Phòng trực buồng – Phòng thay quần áo – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng – Phòng tắm – Phòng ăn |
– Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận chức năng – Phòng trực buồng. – Phòng thay quần áo – Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng – Phòng tắm – Phòng ăn |
Hành lang |
Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm |
Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm |
Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm |
Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm |
Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm |
Lưu ý:
- Tiêu chí cụ thể: Mỗi quốc gia có thể có các tiêu chí và hệ thống xếp hạng riêng. Ví dụ như tiêu chuẩn xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTTC), các cơ quan du lịch quốc gia, hoặc các tổ chức tư nhân.
- Đánh giá liên tục: Xếp hạng sao không phải là cố định mà có thể được đánh giá lại định kỳ dựa trên sự cải thiện hoặc thay đổi trong dịch vụ và tiện ích của khách sạn.
- Chất lượng dịch vụ: Một khách sạn có thể có số sao cao nhưng chất lượng dịch vụ không đồng đều. Vì vậy đánh giá từ khách hàng và các trang đánh giá uy tín cũng rất quan trọng.
Giới thiệu về lĩnh vực thiết kế khách sạn số 1 Việt Nam
Trong bài viết, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về thiết kế khách sạn và sự cần thiết của việc tạo nên những không gian độc đáo, ấn tượng nhằm mang lại trải nghiệm khách hàng và giá trị thương hiệu. Một thiết kế tinh tế chính là chìa khóa để thu hút và giữ chân du khách lâu dài.
Công ty PT Kiến Trúc Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công khách sạn tại Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều dự án khách sạn mang tầm quốc tế và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và sự sáng tạo. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp thiết kế tối ưu, độc đáo và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của từng dự án. Hãy cùng tìm hiểu về những điểm nổi bật của công ty PT Kiến Trúc Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và thi công khách sạn.
XEM THÊM: