Đắm mình cùng phong cách Retro trong thiết kế khách sạn 6 tầng 2025

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều xu hướng kiến trúc mới ra đời. Bên cạnh những sáng tạo mới lạ hoàn toàn, thì việc lấy những cảm hứng thẩm mỹ cũ và hòa cùng những nét độc đáo mới của thời đại cũng là một xu hướng khá nổi bật. Phong cách Retro chính là một trong những minh chứng cho xu hướng đó. Không chỉ trong hội họa, âm nhạc, thời trang,… phong cách Retro còn được đặc biệt ưa thích trong thiết kế khách sạn. Như một bản giao hưởng giữa quá khứ và hiện đại, phong cách này như một lời khẳng định cho sự độc đáo trong việc đầu tư thiết kế khách sạn, đem lại trải nghiệm vừa quen vừa lạ cho khách lưu trú.

Trong bài viết này hãy cùng PT Kiến trúc Việt Nam xuôi về quá khứ bằng cảm khái thẩm mỹ hiện đại trong thiết kế khách sạn 6 tầng nhé!

Phong cách Retro – sự hoài niệm giữa quá khứ và hiện đại

    Phong cách retro là như thế nào? Có gì đặc biệt?

    Gọi phong cách Retro là sự trở lại bởi vì đây là xu hướng thẩm mỹ lấy cảm hứng từ thập niên 50 đến 80 của thế kỷ trước. “Retro” chính là rút gọn của từ “retrospective”, trong tiếng Latin nghĩa là “quay trở lại”. Như vậy có thể hiểu nôm na, phong cách “Retro” là phong cách tái hiện vẻ đẹp và đặc trưng của tư duy thẩm mỹ những thập niên trước nhưng theo cách hiện đại, sáng tạo hơn. 

    Có thể bạn đã nhiều lần nhìn thấy phong cách Retro trong thời trang, nội thất, các công trình kiến trúc nhưng chưa thể gọi tên. Hoặc bạn cũng có thể nhầm lẫn phong cách Retro với một số phong cách khá tương đồng khác như Vintage. PT Kiến trúc Việt Nam đã tổng hợp một số đặc trưng của phong cách Retro mà bạn có thể tham khảo:

    Màu sắc đậm và sặc sỡ

      Phong cách retro ưa chuộng các màu sắc đậm và nổi bật như cam cháy, xanh lam, vàng mù tạt, đỏ tía và xanh lá cây đậm. Sự kết hợp màu sắc táo bạo tạo nên cảm giác vui tươi và sôi động, giúp không gian sống động và thu hút.

      Họa tiết và hình khối đặc trưng

        Họa tiết trong phong cách Retro khá nổi bật. Dễ dàng nhận thấy đó là các họa tiết hình học, kẻ sọc, chấm bi, hoa văn hoa lá. Những họa tiết này giúp không gian trở nên vui mắt và gợi nhớ về một thời kỳ nhộn nhịp của quá khứ.

        Nội thất và vật dụng kiểu dáng cổ điển

        Đối với phong cách Retro, đồ nội thất thường có kiểu dáng đơn giản nhưng đường nét khá quyết đoán. Phong cách này nổi bật với các thiết kế cong, vuông vức và sử dụng nhiều chất liệu như nhựa, gỗ, kim loại. Ví dụ: bàn ghế da, ghế sofa dạng cong hoặc hình học.

        Chi tiết cổ điển kết hợp hiện đại

        Phong cách Retro không phải là sự tái tạo lại quá khứ hoàn toàn mà nó sẽ pha trộn với các chi tiết hiện đại. Ví dụ, sử dụng đồ nội thất hiện đại với màu sắc và họa tiết cổ điển. Hoặc ngược lại, có thể tạo nên sự cân bằng hài hòa giữa hoài cổ và các thiết bị thông minh, tiện nghi.

        Ánh sáng

        Một phần không thể thiếu để tạo nên phong cách Retro chính là ánh sáng. Để tạo ra bầu không khí ấm cúng, cổ điển người ta thường sử dụng đèn chùm, đèn treo dạng cầu với màu sắc táo bạo.

        Phân biệt phong cách thiết kế Retro và Vintage

        Nếu tinh ý có thể thấy phong cách Retro và Vintage có nhiều điểm tương đồng. Đặc biệt là khi chúng đều mang đến cảm giác hoài cổ. Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ nhận ra chúng không hoàn toàn giống nhau! 

        Retro ám chỉ phong cách tái hiện các xu hướng từ thập niên 50 đến 80 của thế kỷ 20. Phong cách này nổi bật với màu sắc rực rỡ, họa tiết hình học, và các món đồ nội thất như ghế bọc da hoặc bàn gỗ dạng khối. Retro thiên về việc sử dụng lại các chi tiết của quá khứ theo cách hiện đại và sáng tạo, thậm chí là táo bạo, nhằm tạo ra không gian nổi bật và sôi động.

        Trong khi đó, Vintage là phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ các thập niên đầu thế kỷ 20. Phong cách này tập trung vào sự thanh lịch, hoài cổ và trang nhã. Nó sử dụng các tông màu nhẹ nhàng như trắng ngà, be, pastel để tạo ra cảm giác thanh lịch, bình yên như thể thời gian đang dừng lại. Nội thất trong phong cách Vintage thường mang dấu ấn thời gian như đèn dầu, những món đồ thủ công có chi tiết tinh tế với chất liệu tự nhiên như gỗ, vải thô.

        Tóm lại, Vintage mang nét thanh lịch, cổ điển và nhẹ nhàng, còn Retro thể hiện sự sôi động, trẻ trung và đầy màu sắc. Nếu Vintage tạo ra một không gian hoài niệm dịu dàng, thì Retro lại nổi bật với tính cách vui tươi, sáng tạo, và đầy phá cách.

        Tại sao nên ứng dụng phong cách Retro vào thiết kế khách sạn 2025?

          Cùng với sự phát triển của thời đại, bất cứ lĩnh vực nào cũng đầy cạnh tranh. Bên cạnh sự đa dạng về lựa chọn, nhờ có những ứng dụng thông minh, khách hàng cũng thuận tiện hơn trong hình thức lựa chọn và so sánh. Vậy làm sao để khách hàng chọn dịch vụ của bạn mà không phải của người khác?

          Cùng nhìn về lĩnh vực thiết kế khách sạn. Bất kể xu hướng thiết kế nào cũng có một thời hoàng kim nhất định rồi lui về bão hòa nhường chỗ cho xu hướng khác lên ngôi. Điều này là tất yếu và không thể tránh khỏi. Vì vậy việc nhạy cảm, đón đầu xu hướng là rất quan trọng với một chủ đầu tư khách sạn. 

          Trong thời gian tới, phong cách Retro hoàn toàn có thể trở nên điểm nhấn thị trường. Đặc biệt là với những khách hàng đến khách sạn không chỉ vì xem đó là một nơi để ngủ!

          Nổi bật với người tín đồ sử dụng mạng xã hội

          Hiện nay, lượng người dùng mạng xã hội ngày càng gia tăng. Việc nhiều người sử dụng mạng xã hội làm nơi chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm hoặc khẳng định cái tôi đã không còn xa lạ. Chính vì thế việc lưu trú tại khách sạn của nhiều du khách còn gắn liền với việc “check-in”. Với màu sắc nổi bật và đường nét thiết kế độc đáo của nội thất, không khó để một khách sạn được thiết kế theo phong cách Retro thu hút du khách bởi có nhiều góc chụp ảnh đẹp.

          Không dừng lại ở đó, sự bắt mắt của phong cách này còn có thể giúp khách sạn thu hút sự chú ý thông qua hình ảnh khách hàng chia sẻ. Từ hiệu ứng lan truyền của các nền tảng trực tuyến, khách sạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu và quảng bá tự nhiên. 

          Đa dạng đối tượng khách hàng thông qua kết nối với cảm xúc 

          Phong cách retro không chỉ mang đến trải nghiệm mới mà còn gợi lên kỷ niệm về thời kỳ cũ, tạo ra sự gắn kết cảm xúc cho du khách với khách sạn.

          Khách lưu trú, đặc biệt là những người yêu thích văn hóa và nghệ thuật, thường tìm kiếm những không gian mang đến cảm giác hoài niệm về những xu hướng thẩm mỹ cũ. Họ vừa muốn kiếm tìm những giá trị của quá khứ, vừa muốn khẳng định ý thức giữ gìn đối với những nét đẹp một thời đã qua.

          Một bộ phận khách hàng khác lại muốn tìm lại bản thân của những thập niên trước. Thông qua nội thất, những đồ vật trang trí quen thuộc họ có thể nhìn thấy mình trong quá khứ một cách ấn tượng, mạnh mẽ, đầy sinh khí.

          Tựu trung, thiết kế khách sạn theo phong cách Retro có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Từ giới trẻ yêu thích sự mới mẻ và cá tính đến những người trưởng thành có xu hướng tìm về những giá trị xưa cũ. Bằng sự đa dạng về độ tuổi và sở thích, chủ khách sạn có thể mở rộng tập khách hàng tiềm năng.

          Tạo nên trải nghiệm lưu trú khác biệt

          Đương nhiên không phải tất cả khách lưu trú đều tìm hiểu về phong cách của khách sạn mà mình ghé qua. Tuy nhiên, với đặc điểm táo bạo, đầy cá tính về thiết kế cũng như màu sắc, phong cách Retro sẽ dễ ghi dấu ấn trong lòng du khách. Đơn giản là làm họ ấn tượng và nhớ lâu hơn về khách sạn, mở rộng tiềm năng quay trở lại cũng như giới thiệu cho người bạn bè, người quen. 

          Lợi thế của khách sạn 6 tầng khi ứng dụng phong cách Retro vào thiết kế khách sạn

            Với sự độc đáo của mình, phong cách Retro có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều loại khách sạn, từ quy mô nhỏ như boutique cho đến các tòa nhà cao tầng. Vì vậy không khó để nhìn ra với đặc điểm không gian và kiến trúc nhiều tầng, khách sạn 6 tầng khi ứng dụng phong cách Retro sẽ có khá nhiều lợi thế.

            Không quá nhiều tầng, dễ phân chia chủ đề theo từng tầng

            Với khách sạn 6 tầng, phong cách Retro dễ dàng phát huy nhờ khả năng tạo chủ đề riêng cho từng tầng. Ví dụ: sảnh chờ được thiết kế với đồ nội thất cổ điển và màu sắc pastel của thập niên 50. Tầng 2 là các phòng lưu trú thập niên 60, sử dụng hoạ tiết hình học và đồ nội thất gỗ. Tương tự tầng 3 sẽ nổi bật với đèn neon và tranh pop art của thập niên 70,…

            Việc tạo ra những trải nghiệm lưu trú khác biệt giữa mỗi tầng giúp khách sạn có thể phục vụ các nhóm khách hàng đa dạng. Đồng thời ngầm khuyến khích khách hàng khám phá toàn bộ không gian thay vì chỉ lưu trú ở một tầng.

            Khả năng thiết kế các không gian giải trí phong phú

            Phát triển từ đặc điểm đã nêu trước đó. Ở phương diện tổng quan hơn, có thể thấy với 6 tầng, khách sạn có đủ không gian để thiết kế nhiều khu vực giải trí theo phong cách Retro. Chẳng hạn, tầng thượng có thể trở thành rooftop bar hoài cổ với tầm nhìn đẹp, trong khi tầng hầm có thể là một khu lounge hoặc quán bar thập niên 70. Mỗi tầng mang lại trải nghiệm khác nhau, tối đa hóa tiềm năng không gian để tạo ra nhiều điểm nhấn và khu vực chụp ảnh đặc sắc.

            Dễ dàng đồng bộ không mất quá nhiều chi phí 

            Với quy mô không quá lớn của khách sạn 6 tầng, bên cạnh các phòng lưu trú, chủ đầu khách sạn có thể đồng bộ các không gian dịch vụ khác nhau, từ khu vực nhà hàng, quầy bar đến khu spa thư giãn bằng phong cách Retro mà không mất quá nhiều chi phí. 

            Tối ưu trải nghiệm nghỉ dưỡng cho nhóm khách hàng dài ngày

            Nếu tích hợp vào khách trong khách sạn 6 tầng nhiều tiện ích giải trí khác nhau nhưng đâu đó vẫn nổi bật với phong cách Retro thì có thể khách sạn của bạn sẽ giữ chân được khách hàng khá lâu đấy. Khách hàng sẽ có cảm giác không gian luôn mới mẻ, không bị nhàm chán khi ở lại nhiều ngày. Bên cạnh nhu cầu lưu trú thì khách sạn cũng trở thành một địa điểm cung cấp dịch vụ giải trí mà du khách có thể tìm đến.

            TOP những khách sạn vừa và nhỏ có thiết kế phong cách Retro

              Hotel Zephyr (San Francisco, Mỹ)

              Nổi bật với thiết kế retro đầy màu sắc, Hotel Zephyr mang đến cảm giác vui tươi và năng động. Nội thất được trang trí với các chi tiết vintage, từ đồ nội thất đến tranh ảnh, tạo không gian ấm cúng và thân thiện.

              The Ace Hotel (Palm Springs, Mỹ)

              The Ace Hotel là sự kết hợp phong cách retro với các yếu tố hiện đại, tạo nên một không gian độc đáo. Các phòng đều có thiết kế đơn giản, với đồ nội thất kiểu cũ và các chi tiết màu sắc tươi sáng, mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

              Hotel Pelirocco (Brighton, Anh)

              Khách sạn này có thiết kế mang đậm phong cách thập niên 70 với nội thất và trang trí thể hiện phong cách riêng biệt nhưng vẫn giữ được nét hoài cổ.

              The Kingston Hotel (Melbourne, Úc)

              The Kingston Hotel mang đến cảm giác retro qua thiết kế nội thất với đồ gỗ tự nhiên, đèn chùm cổ điển và tranh vẽ vintage. Không gian được bố trí ấm cúng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện cho du khách.

              The Hotel Palomar (Philadelphia, Mỹ)

              The Hotel Palomar kết hợp các yếu tố nghệ thuật hiện đại với đồ nội thất kiểu cũ, màu sắc tươi sáng và các chi tiết nghệ thuật độc đáo.

              Cùng PT Kiến trúc Việt Nam “Sống khỏe mỗi ngày” 

              PT Kiến Trúc Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thiết kế khách sạn, chuyên cung cấp các giải pháp kiến trúc độc đáo và đẳng cấp. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, chúng tôi còn hướng tới việc tạo ra những không gian lưu trú nâng cao giá trị tinh thần và sức khỏe. Với đội ngũ kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm và nhiệt huyết, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến những giải pháp kiến trúc độc đáo và chất lượng cho khách hàng.  

              Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết khách sạn mang phong cách riêng trong năm 2025. PT Kiến Trúc Việt Nam sẽ luôn sát cánh bên bạn từ ý tưởng ban đầu đến khi công trình hoàn thiện. Chúng tôi sẽ biến những ước mơ kiến trúc của bạn thành hiện thực!

              PT KIẾN TRÚC VIỆT NAM – KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG ĐẲNG CẤP!

              >>>> Xem thêm tại: