Cải tạo khách sạn cũ sao cho hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị cho khách hàng là một quá trình khó khăn. Thậm chí, nhiều chủ khách sạn chấp nhận “đập đi xây lại” vì cảm thấy việc cải tạo tốn quá nhiều tiền và thời gian. Trong bài viết này, PT Kiến trúc Việt Nam sẽ chỉ ra phương pháp cải tạo khách sạn cũ thành mới năm 2025, đảm bảo được chi phí và được mọi khách hàng yêu mến!
Bí quyết là gì? Hãy đọc tiếp bài viết nhé!
Mục lục
1. Vì sao phải cải tạo khách sạn cũ 2025
Sớm hay muộn, mọi chủ sở hữu khách sạn đều phải đối mặt với các vấn đề: lớp sơn phai màu, tấm ốp tường bị sờn, tấm thảm bị mòn, đồ nội thất lỗi thời. Một số khách hàng thì than phiền rằng khách sạn của bạn chẳng có gì mới mẻ ngoài một cái phòng ngủ có dấu hiệu ẩm mốc. Điều đó khiến họ cảm thấy không an toàn và không muốn quay lại khách sạn của bạn nữa… Nhìn qua bên cạnh, bạn thấy khách sạn mới khai trương khách ra vào đông đúc, không khí nhộn nhịp dù mức giá phòng của họ không hề rẻ. Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy một điều rằng, đã đến lúc bạn phải lên kế hoạch cải tạo khách sạn cũ của mình!
Nâng cấp tiện nghi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách sạn có các tiện nghi hiện đại thường thu hút khách hàng có thu nhập cao hơn và có khả năng chi tiêu tốt hơn. Việc cải tạo khách sạn cũ cho phép chủ đầu tư cập nhật và tích hợp các công nghệ tiên tiến và thiết kế hiện đại vào cơ sở vật chất hiện có. Ví dụ, việc cài đặt các hệ thống điều khiển tự động và thông minh trong phòng có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời giúp khách hàng cảm nhận được giá trị dịch vụ mà họ bỏ tiền ra là xứng đáng.
Giảm 20% chi phí vận hành, Tăng 30% doanh thu khách sạn
Với tư cách là một Công ty Thiết kế và cải tạo Khách sạn, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng, một khách sạn khi trải qua một cuộc cải tạo dù ở mức độ nhẹ có thể gia tăng lợi nhuận trung bình 10%. Với những cuộc cải tạo toàn diện, doanh thu có thể tăng từ 30 – 50%. Khi đó, khách sạn không chỉ bảo vệ được thị phần khách hàng hiện tại mà còn thu hút được tệp khách hàng mới.
Đồng thời, chi phí hoạt động của khách sạn có thể giảm thông qua việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng như hệ thống chiếu sáng LED, hệ thống HVAC hiệu quả cao, và thiết bị giảm nước. Một nghiên cứu từ Energy Star cho biết rằng, các khách sạn áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể giảm chi phí năng lượng tới 20%. Điều này đã đủ để chứng minh cho câu nói “Giảm 20% chi phí vận hành, tăng 30% doanh thu khách sạn!” cho việc cải tạo này.
>>> Xem thêm những lợi ích từ việc cải tạo khách sạn
Tăng cơ hội cạnh tranh ngành khách sạn
Trước năm 2022, trung bình một khách sạn được cải tạo sau mỗi 7-10 năm, tuy nhiên, giống như nhiều ngành công nghiệp khác, đại dịch toàn cầu đã ngăn cản các dự án cải tạo diễn ra. Hiện nay, với việc du lịch hàng không toàn cầu đạt mức 95% so với thời kỳ trước đại dịch vào mùa hè này, có tới 10 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024. Điều đó đã cho thấy đây là cơ hội tuyệt vời để kinh doanh khách sạn.
Vì là cơ hội tuyệt vời để kinh doanh nên số lượng khách sạn và các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam ngày càng nhiều với tính cạnh tranh cao. Đòi hỏi những cơ sở kinh doanh khách sạn cũ bắt buộc “trở mình” để giành lại vị thế trên thương trường. Khi đó, việc cải tạo khách sạn cũ sẽ là phương án hiệu quả nhất.
Cải tạo khách sạn cũ tạo nên giá trị sức khỏe cho khách hàng
Sau đại dịch COVID – 19, các yếu tố về sức khỏe và an toàn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của du khách. Đây là một xu hướng mà hầu như mọi khách sạn trong tương lai đều hướng tới – dịch vụ đi chung với sức khỏe cho khách hàng. Vậy nên, khi cải tạo khách sạn cũ, chúng tôi luôn ưu tiên tập trung vào việc nâng cấp các tính năng như hệ thống thông gió tốt hơn, không gian mở rộng hơn và tích hợp thêm các tiện ích sức khỏe như spa, phòng tập thể dục. Các tiện ích này sẽ giúp nâng cao hình ảnh khách sạn như một điểm đến quan tâm đến sức khỏe.
Xem thêm: Cải tạo khách sạn nâng cao sức khỏe
Nắm bắt làn sóng thay đổi, hướng đến tích hợp công nghệ
Yên bình không có nghĩa là tách biệt. Những cuộc cải tạo toàn diện thường vượt ra ngoài yếu tố thẩm mỹ. Tất cả đều tập trung vào việc giải quyết nhu cầu đang thay đổi của du khách ngày nay. Trong khi hơn một nửa số khách hàng đi du lịch muốn “tách biệt với thế giới bên ngoài”, điều đó không có nghĩa là sự cô lập yên bình của du khách phải đánh đổi bằng sự thoải mái hiện đại của họ. 89% khách sạn cho rằng internet miễn phí và liền mạch là quan trọng đối với trải nghiệm khách sạn tổng thể của họ.
Do đó, việc tìm một sự cân bằng giữa công nghệ hiện đại và sự yên bình là một điều cần thiết cho bất kỳ cuộc cải tạo khách sạn thành công nào.
Ví dụ: Tại Burgh Island Hotel, bầu không khí giải trí sang trọng những năm 1920 được duy trì bằng quyết định lắp đặt TV hiện đại trong phòng khách. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu hiện đại, mọi người trong khách sạn có thể truy cập Wifi tốc độ cao.
2. Những dấu hiệu cho thấy khách sạn của bạn cần được cải tạo
Hãy xem xét năm dấu hiệu rõ ràng sau đây cho thấy đã đến lúc cải tạo khách sạn của bạn:
- Nhà vệ sinh gặp những dấu hiệu rỉ nước
- Hệ thống chiếu sáng kém hiệu quả. Đèn liên tục nhấp nháy hoặc phát ra tiếng ồn và làm tăng chi phí năng lượng.
- Các thiết bị trong khách sạn thường xuyên cần sửa chữa.
- Khách xếp hàng dài khi nhận phòng. Sẽ thật vui nếu khách sạn của bạn thu hút nhiều khách hàng, nhưng chẳng có khách hàng nào mong muốn phải xếp hàng chờ đợi để nhận phòng cả. Vậy nên, khách đông lên thì phục vụ phải đi kèm với nhanh chóng thay vì trì trệ.
- Nhân viên bị quá tải với các câu hỏi và yêu cầu từ khách hàng.
- Phòng ngủ của khách hàng có dấu hiệu ẩm mốc
- Khách hàng ngày càng thưa thớt mặc dù là mùa cao điểm du lịch của khu vực
Dưới đây, PT Kiến trúc Việt Nam sẽ đưa ra các hướng giải quyết các vấn đề trên, việc cải tạo khách sạn mang lại cho khách hàng của bạn một kỳ nghỉ tốt hơn, cải thiện hoạt động của khách sạn và nhắm mục tiêu vào các đối tượng khách hàng.
3. Cải tạo khách sạn – khu vực sảnh và tiền sảnh
Sảnh khách sạn là không gian đầu tiên mà du khách tiếp cận với khách sạn. Gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng chính là những tạo hình từ sảnh. Bởi vậy mà chủ đầu tư cần chú trọng vào không gian sảnh nhiều hơn các không gian khác. Sảnh trang nghiêm, tráng lệ bao nhiêu lại càng thể hiện mức độ chuyên nghiệp và đẳng cấp của khách sạn bấy nhiêu.
Phần bên trong khi bước qua cửa khách sạn chính là sảnh nơi cần một không gian rộng rãi nhất để đón tiếp các khách hàng. Phần sảnh khách sạn nhất thiết phải có quầy lễ tân, khu bàn nước đợi check in, khu vệ sinh. Đó là những yêu cầu tối thiểu cho một không gian sảnh cần phải có.
Mẫu tiền sảnh cho mặt bằng nhỏ hẹp
Với các công trình có mặt bằng nhỏ hẹp, tiền sảnh cần phải có sức hút đáng kể để giúp du khách đánh giá tốt về hotel của bạn. Đó phải là một không gian thẩm mỹ đẹp, lung linh với kiến trúc tinh tế nhất. Mặt tiền không rộng,chính vì thế mà không gian cửa và mặt tiền cần có cách xử lý để tạo cảm giác thoáng đạt nhất. Có thể dùng các kính cường lực để đánh lừa cảm giác về một kiến trúc mặt tiền hẹp.
Các mẫu tiền sảnh khách sạn cao cấp
Ở những khách sạn hạng sang, khu vực sảnh phải thể hiện sự xuất sắc và chuyên nghiệp nhất. Thông thường, khu vực này bao gồm những lối đi rộng rãi cho xe hơi và taxi dừng ngay tại cửa chính. Ngoài ra, cũng cần có đường dành cho người khuyết tật và mái che ở khu vực sảnh, cùng với một không gian quảng trường rộng lớn ngay trước cửa.
Trong quá trình thiết kế và cải tạo các khách sạn, việc chú trọng đến kiến trúc của sảnh và tiền sảnh là cực kỳ quan trọng, cả về mặt không gian lẫn thẩm mỹ. Đây là nơi có thể phô bày những đặc điểm kiến trúc nổi bật nhất cho khách tham quan. Nếu những không gian này được chăm chút kỹ lưỡng, khách sạn có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của khách du lịch từ khắp nơi.
Thiết kế khách sạn 5 sao phong cách tân cổ điển tại Điện Biên
FAMILY HOLIDAY HOTEL | Thiết kế khách sạn phong cách Indochine
APEC LẠNG SƠN HOTEL | Thiết kế khách sạn phong cách Minimalism
ĐIỆN BIÊN HOTEL | Thiết kế khách sạn 5 sao
HOÀNG ANH HOTEL | Thiết kế nội thất khách sạn Indochine ở Hạ Long
KHÁCH SẠN 3 SAO BÃI CHÁY | Thiết kế khách sạn chuẩn 3 Sao đẹp tại Bãi cháy, Hạ Long
INDOTEL HOTEL | Thiết kế ngoại thất khách sạn 3 sao indochine sang trọng đẳng cấp
INDOCHINE HẠ LONG | Thiết kế nội thất indochine chuẩn 3 sao
KHÁCH SẠN THỊNH CƯỜNG SƠN TÂY | Thiết kế, cải tạo toàn bộ khách sạn
DUY ANH HOTEL | Thiết kế nội thất khách sạn đỉnh cao
Thiết kế nội thất khách sạn 4 sao tại Praha cộng hòa Séc
Thiết kế khách sạn 3 sao phong cách tân cổ điển tại Thanh Hóa
4. Cải tạo khách sạn – khu vực phòng khách
Phòng khách là nơi khách hàng có thể thư giãn, giải trí và tiếp đón bạn bè hoặc đối tác kinh doanh. Khi cải tạo khu vực này, chúng tôi thường tập trung vào sự thoải mái, tiện nghi và tính thẩm mỹ.
Bắt đầu cải tạo khách sạn bằng cách:
- Chọn một bảng màu và phong cách nội thất phù hợp với tổng thể của phòng ngủ khách sạn.
- Sử dụng các vật liệu chất lượng cao và bền bỉ cho ghế sofa, bàn trà và các đồ nội thất khác.
- Bố trí không gian hợp lý để tạo ra các khu vực riêng biệt cho việc ngồi, làm việc và giải trí.
- Trang bị các tiện nghi hiện đại như TV màn hình phẳng, hệ thống âm thanh chất lượng cao và kết nối Wifi tốc độ cao.
- Cung cấp đủ ổ cắm điện và cổng sạc USB để đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử của khách hàng.
- Đầu tư hơn, có thể thiết kế các tiện nghi văn phòng như máy in, máy scan và văn phòng phẩm để phục vụ khách hàng công tác.
Điểm tô sự trang nhã cho phòng khách bằng cách sử dụng tranh ảnh, đồ trang trí và cây xanh. Các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và phù hợp với phong cách chung của khách sạn để tạo điểm nhấn và sự hấp dẫn cho không gian.
5. Cải tạo khách sạn – khu vực phòng ngủ
Phòng ngủ chính là trung tâm của mọi khách sạn và là nơi khách hàng dành phần lớn thời gian của mình nghỉ ngơi ở đây. “Chăn ấm, nệm êm” là một cụm từ mỗi khi người ta nói về một giấc ngủ ngon. Bao giờ cũng vậy, mọi khách hàng đều mong muốn mình có thể ngủ ngon dù cho có lạ chỗ. Giấc ngủ ngon sẽ khiến họ có tinh thần thoải mái và đủ năng lượng để công tác hay khám phá địa điểm du lịch mới này.
Khi cải tạo khu vực phòng ngủ của khách sạn, chúng tôi luôn ưu tiên tạo ra một không gian ấm cúng, thoải mái và sang trọng để khách hàng có thể thư giãn và nghỉ ngơi.
Bắt đầu cải tạo khách sạn bằng cách:
- Chọn một bảng màu và chủ đề phù hợp với phong cách chung của khách sạn và đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Sử dụng các vật liệu chất lượng cao và bền bỉ cho đồ nội thất
- Tập trung vào việc nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách đầu tư vào nệm, gối và bộ đồ giường chất lượng cao.
- Chọn nệm có độ đàn hồi và hỗ trợ tốt, gối với các tùy chọn độ cứng và mềm khác nhau, cùng với bộ đồ giường bằng vải cotton hoặc các chất liệu thoáng mát, thân thiện với da.
- Cung cấp tùy chọn chăn và gối phù hợp với sở thích cá nhân của khách hàng.
Nâng cấp công nghệ và tiện nghi:
- Lắp đặt TV thông minh, hệ thống âm thanh chất lượng cao và kết nối Wifi tốc độ cao.
- Trang bị đồ điện tử hiện đại như ổ cắm USB và bộ sạc không dây để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Cải thiện hệ thống chiếu sáng bằng cách sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng và lắp đặt công tắc điều khiển riêng cho từng khu vực.
Cuối cùng, việc Decor lại không gian phòng ngủ bằng cách tập trung các chi tiết nhỏ cũng là một cách ghi điểm với khách hàng. Chẳng hạn như bàn đọc sách, bàn trà, kệ để sách báo. Những sản phẩm thủ công ở địa phương hay một vài bức tranh tường cũng là một cách bài trí để không gian phòng ngủ bớt trống trải.
6. Cải tạo khách sạn – khu vực nhà vệ sinh
Trong một chuyến đi công tác, tôi và khách hàng của mình quyết định nghỉ chân tại một khách sạn được xem là ổn định nhất trong khu vực. Tại đây có cảnh quan đẹp và dịch vụ xuất sắc. Khách hàng của tôi chọn một phòng đơn rộng rãi và thiết kế tinh tế của phòng,
Tuy nhiên, khi anh ấy kiểm tra nhà vệ sinh, anh ấy đã rất thất vọng. Nhà vệ sinh cũ kỹ, với những vết rỉ sét ở vòi nước và gương bị mờ. Không chỉ vậy, hệ thống xả nước của bồn cầu hoạt động không hiệu quả, tạo ra tiếng ồn lớn mỗi lần sử dụng. Là một người ưu tiên những nhu cầu cơ bản, anh ấy đã lập tức chuyển khách sạn và sẵn sàng bị mất tiền chỉ vì nhà vệ sinh tệ.
Có thể thấy nhà vệ sinh không chỉ là một phần của phòng khách sạn mà là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Đây là không gian cơ bản nhất, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất. Đó cũng là lý do, khi nhìn vào tình trạng của nhà vệ sinh, chúng tôi biết rằng khách sạn đó có cần cải tạo lại hay không!
Bắt đầu cải tạo khách sạn bằng cách:
- Lựa chọn gạch lát và đá trang trí cao cấp cho sàn và tường phòng tắm. Sử dụng các vật liệu chống trơn, dễ làm sạch và có độ bền cao.
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh và vòi sen chất lượng cao với công nghệ tiết kiệm nước.
- Chọn bồn rửa và bồn cầu có kiểu dáng hiện đại, phù hợp với thiết kế tổng thể của phòng tắm.
- Cung cấp đầy đủ khăn tắm, áo choàng tắm và dép đi trong phòng với chất liệu mềm mại, thấm hút tốt.
- Đặt các đồ dùng cá nhân cao cấp như dầu gội, dầu xả, sữa tắm và kem dưỡng da trong phòng tắm để khách hàng sử dụng.
- Lựa chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và chất lượng để đảm bảo trải nghiệm tắm tuyệt vời cho khách hàng.
- Trang bị thêm các tiện nghi như máy sấy tóc và bàn ủi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Hệ thống chiếu sáng
- Cải thiện hệ thống chiếu sáng và thông gió trong phòng tắm để tạo không gian sáng sủa, thoáng đãng và thoải mái.
- Lắp đặt đèn LED chống ẩm và hệ thống quạt thông gió hiệu quả để loại bỏ mùi và độ ẩm.
- Sử dụng gương chống mờ và có đèn LED tích hợp để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng.
Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đều hoạt động tốt và được bảo trì thường xuyên để duy trì chất lượng dịch vụ của khách sạn. Chúng tôi tin rằng, việc cho khách hàng thấy sự quan tâm đặc biệt của bạn bằng cách đầu tư vào không gian nhà vệ sinh chắc chắn bạn sẽ có một điểm cộng “siu bự” và khiến họ muốn quay trở lại lần nữa.
7. Cải tạo khách sạn – khu vực ăn uống
Người ta hay nói “ăn được, ngủ được là tiên”, vậy nên, ngoài phòng ngủ thì khu vực ăn uống cũng quan trọng không kém trong việc nâng cao sự yêu thích của khách hàng. Khu vực ăn uống là nơi khách hàng trải nghiệm ẩm thực và thưởng thức không gian sang trọng của khách sạn. Khi cải tạo khu vực này, các kiến trúc sư sẽ ưu tiên thiết kế một không gian độc đáo, hấp dẫn và phù hợp với phong cách tổng thể của khách sạn.
Bắt đầu cải tạo khách sạn bằng cách:
- Thiết kế bố cục không gian hợp lý, tạo ra các khu vực riêng biệt cho quầy bar, khu vực ăn uống chính và các phòng ăn riêng.
- Sử dụng vách ngăn di động, cây xanh và hệ thống chiếu sáng để phân chia không gian một cách tinh tế và linh hoạt.
- Lựa chọn bảng màu và chủ đề phù hợp với ẩm thực mà khách sạn cung cấp. Ví dụ, nếu khách sạn chuyên về ẩm thực Địa Trung Hải, hãy sử dụng màu sắc ấm áp như màu vàng, màu cam và màu đỏ, kết hợp với gạch lát sàn bằng đất nung và đồ nội thất bằng gỗ thô. Nếu ẩm thực Châu Á là tâm điểm, hãy sử dụng màu sắc tươi sáng như màu xanh lá cây, màu đỏ tươi và màu vàng, kết hợp với các chi tiết trang trí như tranh thêu, đèn lồng và bình gốm.
- Sử dụng bàn ghế gỗ tự nhiên, ghế bọc nệm sang trọng và quầy bar ốp đá marble để tạo ra không gian ấm cúng và tinh tế.
- Đầu tư vào đồ dùng bàn ăn cao cấp như khăn trải bàn, đồ sứ và dao kéo bằng bạc để nâng cao trải nghiệm ẩm thực.
Hệ thống chiếu sáng:
Hệ thống chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí phù hợp.
- Sử dụng đèn chùm, đèn treo và đèn chiếu điểm để tạo ra ánh sáng ấm áp và lãng mạn trong khu vực ăn uống chính.
- Tại quầy bar, hãy sử dụng đèn LED nhiều màu và hiệu ứng ánh sáng để tạo ra không khí sôi động và năng động.
Tích hợp tiện ích công nghệ:
Để nâng cao sự mới lạ, hãy tích hợp công nghệ vào khu vực ăn uống.
- Lắp đặt hệ thống âm thanh chất lượng cao với loa âm trần và bộ điều khiển không dây để tạo ra âm nhạc nền phù hợp với từng không gian và từng thời điểm.
- Sử dụng menu điện tử tương tác và hệ thống đặt hàng qua máy tính bảng để giúp khách hàng dễ dàng khám phá thực đơn và đặt món.
Một mẹo nhỏ: Ngoài khu vực ăn uống chung như nhà hàng trong khách sạn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những dịch vụ phục vụ ẩm thực riêng trong phòng do khách sạn cung cấp sẽ làm cho khách hàng cảm thấy mình như được nâng niu.
8. Cải tạo khách sạn – khu vực ngoài trời
Khu vực ngoài trời của khách sạn, như sân vườn, hồ bơi và sân thượng đóng vai trò như không gian “nghỉ” cho khách hàng. Với những khách du lịch ưu tiên sự thư giãn thì không gian này sẽ trở thành mục đích chính khiến họ có lựa chọn khách sạn hay không. Nếu trước đây, khách sạn của bạn ít quan tâm tới không gian này, thì đây là lúc bạn nên đầu tư một ít “bất động sản” cho khu vực này trong quá trình cải tạo khách sạn cũ.
Dưới đây là một số gợi ý để cải tạo khu vực ngoài trời
- Thiết kế cảnh quan đẹp mắt và hài hòa với kiến trúc tổng thể của khách sạn. Sử dụng cây xanh, hoa và các yếu tố trang trí như đài phun nước, đèn chiếu sáng và tác phẩm điêu khắc để tạo ra không gian ngoài trời độc đáo và hấp dẫn.
- Bố trí các khu vực ngồi ngoài trời thoải mái và đa năng, phù hợp cho việc thư giãn, đọc sách, trò chuyện và thưởng thức đồ uống. Sử dụng ghế sofa ngoài trời, ghế tắm nắng và ô che nắng chất lượng cao để đảm bảo sự thoải mái của khách hàng.
- Tạo ra các không gian đa chức năng trên sân thượng, như khu vực tổ chức sự kiện, quầy bar ngoài trời và khu vực tập yoga hoặc thiền. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp để tạo bầu không khí ấm cúng và lãng mạn vào buổi tối.
Lưu ý: Ưu tiên các phương án cải tạo phù hợp cho việc bảo trì và sửa chữa kịp thời các hư hỏng. Khi đó, khách sạn sẽ duy trì vẻ đẹp và chất lượng của không gian ngoài trời, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng.
9. Cải tạo khách sạn – tiện ích hồ bơi
Hồ bơi là một trong những tiện ích quan trọng để thu hút khách hàng và mang lại trải nghiệm nghỉ dưỡng tuyệt vời. Khi cải tạo khu vực này, các khách sạn có thể cân nhắc những chi tiết sau:
- Lựa chọn vật liệu lát sàn chống trơn, an toàn và dễ dàng vệ sinh. Gạch mosaic hoặc đá tự nhiên với bề mặt nhám là những lựa chọn phổ biến và phù hợp cho khu vực xung quanh hồ bơi.
- Bố trí hợp lý các tiện ích xung quanh hồ bơi sẽ tạo ra không gian hài hòa và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
- Trang bị đầy đủ ghế tắm nắng, giường tắm nắng và ô che nắng chất lượng cao, được làm từ vật liệu chống thấm nước và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Bố trí các khu vực riêng tư với rèm che hoặc mái che để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng không gian yên tĩnh.
- Bên cạnh đó, việc trang bị hệ thống chiếu sáng dưới nước và xung quanh hồ bơi sẽ tạo ra bầu không khí ấm cúng và lãng mạn vào buổi tối, thu hút khách hàng sử dụng tiện ích này nhiều hơn.
Để tăng sự tương tác, có thể thiết kế tích hợp quầy bar bên hồ bơi. Tại đây khách hàng có thể thưởng thức đồ uống và đồ ăn nhẹ mà không cần rời khỏi khu vực này.
Tham khảo thêm các mẫu hồ bơi Tại đây.
10. Cải tạo khách sạn – khu vực Spa
Cách đây nhiều năm, nhiều khách sạn thường không quan tâm đến các tiện ích thư giãn hay chăm sóc sức khỏe trong khách sạn. Nếu có chăng những tiện ích này, nó cũng không được kỳ vọng sẽ trở thành một khu vực có thể “hái ra” doanh thu chính của khách sạn. Tuy nhiên, bây giờ mọi chuyện đã khác.
Ngày nay, khách hàng mong muốn khi bước chân vào một khách sạn, họ có thể tìm thấy một thế giới thư giãn thu nhỏ bên trong. Chưa kể đến, sau Covid-19 sức khỏe đã được đưa lên hàng đầu. Vậy nên, khu vực spa không còn là một tiện ích đi kèm trong khách sạn nữa, ngược lại trở thành một yếu tố quan trọng để khách sạn tăng tỷ lệ lấp đầy.
Đối với khu vực spa, thiết kế ưu tiên tạo ra một không gian thư giãn, yên bình và sang trọng là ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu suy nghĩ đến việc cải tạo khách sạn.
Thiết kế khu vực spa như thế nào?
- Để tăng sự thư giãn, thiết kế sẽ lựa chọn bảng màu trung tính như màu be, màu xám nhạt và màu xanh lá cây đậm để tạo cảm giác bình yên và gần gũi với thiên nhiên.
- Sử dụng vật liệu tự nhiên như đá, gỗ và vải lanh để tăng cường tính thẩm mỹ và sự hài hòa trong không gian.
- Bố trí hợp lý các phòng trị liệu, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh cho khách hàng.
- Trang bị giường massage chất lượng cao, hệ thống âm thanh với nhạc thư giãn và hệ thống điều hòa không khí để tạo môi trường dễ chịu.
- Sử dụng đèn LED điều chỉnh được độ sáng và màu sắc để tạo bầu không khí phù hợp với từng liệu trình spa.
- Một yếu tố quan trọng khác trong khu vực spa là phòng tắm hơi và phòng xông hơi.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm nước và chịu nhiệt tốt, đảm bảo hệ thống thông gió và điều hòa hoạt động hiệu quả để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
- Bố trí các khu vực riêng tư cho từng giới và cung cấp đầy đủ khăn tắm, áo choàng tắm và dép đi trong phòng.
Khu vực chờ và nghỉ ngơi
- Bố trí ghế sofa thoải mái, cung cấp trà thảo mộc hoặc nước detox để khách hàng thưởng thức trong lúc chờ đợi.
- Trang trí với cây xanh, chậu hoa và các tác phẩm nghệ thuật để tạo không gian thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.
Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng spa luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được bảo trì thường xuyên để thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo cảm giác bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe của khách hàng.
11. Cải tạo khách sạn – khu vực hội nghị và tiệc
Nếu khách sạn nằm ở một khu vực nhộn nhịp và thường có khách du lịch công tác, việc cân nhắc mở ra những nguồn doanh thu mới thú vị bằng cách tạo ra một không gian hội nghị. Bạn không chỉ có thể thu hút thêm khách du lịch công tác và cải thiện tỷ lệ lấp đầy mà còn có thể bán thêm các tiện nghi và dịch vụ liên quan.
Để tạo ra một trung tâm hội nghị thành công, hãy bắt đầu bằng cách:
– Một không gian riêng tư, rộng rãi, cách âm
– Máy chiếu độ phân giải cao và hai hoặc nhiều màn hình HD
– Loa Bluetooth gắn trần hoặc tường
– Internet tốc độ cao, ổn định
– Một không gian riêng dành cho đồ ăn nhẹ
– Nhà vệ sinh liền kề
Ngày nay, nhiều khách hàng thường ưu tiên lựa chọn khách sạn để tổ chức tiệc cưới vì nơi đây có phòng để khách ở xa tới dự có thể thể lưu trú. Vậy nên, nếu quy mô khách sạn của bạn nhiều sao. Hãy cân nhắc việc mở rộng hoặc cải tạo không gian khách sạn có thể ưu tiên cho khu vực này.
12. Quầy Bar và Lounge ngoài trời tạo nên không gian thư giãn cho khách hàng
Quầy Bar, Lounge ngoài trời có khả năng tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt là có tầm nhìn rộng mở ra khung cảnh đẹp để khách hàng có thể thưởng thức cảnh quan trong khi thưởng thức đồ uống. Nơi đây, có thể giúp khách hàng tổ chức các sự kiện nhỏ hoặc một lựa chọn mới cho những cuộc gặp gỡ hẹn hò.
Bố trí ánh sáng phù hợp
Ánh sáng khi cải tạo khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian ấn tượng cho quầy Bar, Lounge ngoài trời. Có thể sử dụng đèn LED, đèn mờ hay đèn trang trí tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phong cách thiết kế.
Việc sử dụng ánh sáng phù hợp sẽ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian. Ngoài ra, ánh sáng còn giúp tạo ra không gian ấm cúng và thu hút khách hàng đến thưởng thức đồ uống. Nếu muốn tạo cảm giác lãng mạn, có thể sử dụng đèn mờ và đèn trang trí, còn nếu muốn tăng thêm tính hiện đại và năng động, có thể sử dụng đèn LED. Khi cải tạo khách sạn Cần lưu ý chọn ánh sáng phù hợp với không gian và không quá chói sáng để tránh gây khó chịu cho khách hàng.
Thiết kế nội thất phù hợp
Bố trí đồ uống và nội thất phù hợp sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Cần lưu ý về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng của đồ uống và nội thất để tạo ra sự hài hòa và thẩm mỹ cho không gian.
Việc bố trí đồ uống và nội thất cần được lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách thiết kế của quầy Bar, Lounge ngoài trời. Một số yếu tố nên lưu ý gồm:
- Chất liệu: Nên sử dụng chất liệu phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh, như gỗ, kim loại, nhựa hoặc đá. Chất liệu cũng cần phải dễ dàng vệ sinh và bảo trì.
- Màu sắc: Nên chọn màu sắc phù hợp với phong cách thiết kế và tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho khách hàng. Màu sắc cũng nên tương thích với ánh sáng và không gian xung quanh.
- Kiểu dáng: Nên chọn kiểu dáng đồ uống và nội thất phù hợp với không gian và phong cách thiết kế của quầy Bar, Lounge ngoài trời. Cần lưu ý về tính tiện dụng và thoải mái khi sử dụng.
- Bố trí: Nên bố trí đồ uống và nội thất sao cho hợp lý và tạo ra không gian thoải mái, không gian để khách hàng có thể thưởng thức đồ uống và tận hưởng khung cảnh xung quanh.
Tạo ra sự riêng tư
Tạo ra không gian riêng tư cho khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái và tận hưởng đồ uống một cách riêng tư. Có thể sử dụng những bức tường phân cách hay cây xanh để tạo ra không gian riêng tư cho khách hàng tại quầy Bar, Lounge ngoài trời. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các vật dụng trang trí để tạo cảm giác ấn tượng và riêng tư hơn cho không gian. Chẳng hạn như các khu vực phù hợp cho một nhóm bạn bè hay gia đình nhỏ để thưởng thức đồ uống và tận hưởng không khí ngoài trời.
Ngoài các bức tường phân cách và cây xanh, cũng có thể sử dụng các vật dụng trang trí khác như rèm, kệ, ghế, bàn để tạo ra không gian riêng tư hơn. Chẳng hạn như sử dụng rèm rào để phân chia khu vực, sử dụng ghế và bàn cách điệu để tạo cảm giác ấn tượng và riêng tư cho không gian. Các yếu tố này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thật sự tận hưởng và tận dụng không gian tốt nhất.
13. Cải thiện hệ thống điều hòa không khí khi cải tạo khách sạn cũ
Một hệ thống điều hòa không khí hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm năng lượng. Khi cải tạo hệ thống này, điều đầu tiên cần xem xét là đánh giá hiệu suất của hệ thống hiện tại và xác định các cơ hội để nâng cao hiệu quả năng lượng.
Để tối ưu hệ thống điều hòa không khí, bạn cần biết những điều sau:
- Khi lắp đặt hệ thống mới, hãy đảm bảo rằng việc bố trí đường ống và ống gió được tối ưu hóa để giảm thiểu tổn thất năng lượng và tăng cường sự phân phối không khí đồng đều.
- Sử dụng vật liệu cách nhiệt chất lượng cao cho đường ống và ống gió để giảm thiểu sự tổn thất nhiệt và ngưng tụ.
- Tích hợp hệ thống điều khiển thông minh, cho phép khách hàng điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng của họ thông qua bảng điều khiển hoặc ứng dụng di động.
- Nâng cấp chế độ tự động điều chỉnh nhiệt độ dựa trên sự hiện diện của khách hàng trong phòng, tiết kiệm năng lượng khi phòng không có người.
Để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống điều hòa không khí, các khách sạn nên xem xét việc lắp đặt cảm biến chất lượng không khí trong nhà và hệ thống lọc không khí tiên tiến. Khi đó, khách sạn sẽ có một môi trường trong lành, loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa và các chất gây ô nhiễm khác, mang lại không khí sạch và thoải mái cho khách hàng.
14. Cải tạo hệ thống thang máy khách sạn
Hệ thống thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự di chuyển thuận tiện và an toàn cho khách hàng và nhân viên. Khi cải tạo hệ thống này, ưu tiên hàng đầu là nâng cao độ tin cậy, hiệu quả và trải nghiệm của khách hàng.
Hãy cân nhắc các yếu tố sau khi nâng cấp thang máy trong dự án cải tạo khách sạn cũ:
- Lựa chọn các mô hình thang máy hiện đại và tiên tiến từ các nhà sản xuất uy tín.
- Ưu tiên các thang máy có tốc độ cao, hoạt động êm ái và tiết kiệm năng lượng.
- Sử dụng động cơ không đồng bộ và hệ thống điều khiển biến tần để:
- Tối ưu hóa hiệu suất.
- Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
- Thiết kế nội thất của thang máy phải phù hợp với phong cách tổng thể của khách sạn.
- Để tạo vẻ ngoại sang trọng hiện đại, có thể dùng:
- Thép không gỉ.
- Kính cường lực.
- Đá granite.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED, điều chỉnh được độ sáng để tạo ra bầu không khí dễ chịu.
- Tích hợp các tính năng thông minh, tiện nghi vào hệ thống thang máy như:
- Màn hình cảm ứng hiển thị thông tin tầng và chỉ dẫn.
- Hệ thống thông báo bằng giọng nói.
- Nút gọi khẩn cấp với camera giám sát.
Lưu ý: Khách sạn có quy mô càng lớn bạn càng nên cân nhắc tăng số lượng thang. Điều này giúp khách hàng không phải mệt mỏi vì đợi thang trong giờ cao điểm.
15. Các bước trước khi cải tạo khách sạn cũ.
Nắm rõ các bước cụ thể trước khi cải tạo khách sạn cũ sẽ giúp các chủ đầu tư khách sạn tiết kiệm được thời gian, dự toán chi phí. Dưới đây là các bước:
Bước 1: Kiểm tra và đánh giá hiện trạng khách sạn
Hãy dành thời gian đi khảo sát kỹ càng khách sạn của bạn. Hãy ghi chép cẩn thận hiện trạng của từng khu vực. Bạn cần chú ý những điểm sau:
- Kiểm tra kỹ phần kết cấu của tòa nhà như: móng, cột, dầm, sàn, mái xem còn chắc chắn không.
- Nếu có dấu hiệu nứt rạn, hư hỏng, báo ngay cho kiến trúc sư, kỹ sư để kịp xử lý.
- Kiểm tra hoạt động động hệ thống điện, máy móc để kịp thời bảo trì, thay thế.
- Đừng quên check lại hệ thống PCCC xem còn nguyên vẹn, bình chữa cháy còn hạn sử dụng không nhé.
- Rà soát không gian phòng tìm chỗ bị thấm dột, ẩm mốc, sàn gỗ bị cong vênh, hoạt động của các thiết bị trong phòng.
Sau khi khảo sát, bạn hãy ghi chép lại thật chi tiết ưu điểm, nhược điểm của từng khu vực. Từ đây bạn sẽ hình dung được khách sạn cần cải tạo những gì.
Bước 2: Xác định mục tiêu và phạm vi cải tạo khách sạn cũ
Sau khi đã nắm rõ hiện trạng khách sạn, bạn cần suy nghĩ để đưa ra quyết định:
- Khách sạn của bạn cần nâng cấp để đạt tiêu chuẩn bao nhiêu sao? Bạn mong muốn nó mang phong cách hiện đại, sang trọng hay cổ điển, độc đáo?
- Bạn muốn tập trung cải tạo những khu vực nào? Ví dụ như chỉ tập trung vào phòng khách, nhà hàng hay muốn làm mới toàn bộ khách sạn?
- Bạn dự định bố trí thêm những tiện ích, dịch vụ gì mới cho khách sạn? Như bể bơi vô cực, spa, phòng gym, khu vui chơi trẻ em chẳng hạn.
Hãy chắt lọc thật kỹ để đưa ra mục tiêu và định hướng rõ ràng cho khách sạn của mình. Hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong ngành. Đọc các bài báo về xu hướng thiết kế khách sạn cũng là một phương pháp.
Bước 3: Lập kế hoạch tài chính và dòng tiền
Việc cải tạo sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư không nhỏ. Bạn cần chuẩn bị tài chính thật kỹ lưỡng để dự án không bị gián đoạn giữa chừng:
- Hãy lập một bảng dự trù chi phí thật chi tiết, từ những khoản lớn như thi công, mua sắm nội thất đến những chi phí nhỏ như vận chuyển, bảo hiểm.
- Bạn dự định sẽ lấy vốn từ đâu? Từ nguồn vốn tự có, đi vay ngân hàng hay huy động cổ đông? Hãy tính toán kỹ phương án nào sẽ có lợi nhất cho mình.
- Hãy dự trù thêm 10-20% ngân sách dự phòng cho những phát sinh trong quá trình thi công. Thực tế thường có nhiều chi phí ngoài dự kiến.
- Lập kế hoạch dòng tiền cụ thể để đảm bảo dự án được triển khai suôn sẻ. Tiền đâu thì việc đó, tránh tình trạng tắc tử vì thiếu vốn giữa chừng.
Một kế hoạch tài chính cụ thể và chắc chắn sẽ là nền tảng cho dự án cải tạo thành công.
Bước 4: Chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín để cải tạo khách sạn cũ
Để có một không gian khách sạn đẹp, hợp lý thì khâu thiết kế vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm một đơn vị tư vấn thiết kế giỏi và uy tín:
- Hãy tìm hiểu kỹ thông tin, năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn qua profile và các dự án họ đã thực hiện. Bạn có thể hỏi ý kiến đồng nghiệp hoặc chủ khách sạn khác để tham khảo.
- Nên chọn đơn vị có kinh nghiệm làm nhiều dự án tương tự, hiểu rõ quy trình và tiêu chuẩn cải tạo khách sạn. Họ sẽ tránh cho bạn nhiều sai sót.
- Hãy trao đổi với kiến trúc sư về ý tưởng, mong muốn cải tạo khách sạn để họ dần định hình phương án thiết kế.
Khi thống nhất phương án sơ bộ, đừng quên ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn. Trong đó ghi rõ trách nhiệm, tiến độ, quyền lợi của cả hai bên để tránh tranh chấp về sau.
Bước 5: Xin giấy phép và tuân thủ quy định
Trước khi triển khai thi công, bạn phải hoàn tất thủ tục xin giấy phép cải tạo. Hãy chuẩn bị hồ sơ thật kỹ lưỡng gồm:
- Đơn xin cấp phép cải tạo, trong đó nêu rõ thông tin dự án, địa điểm, quy mô, nội dung cải tạo…
- Bản sao giấy tờ nhà đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của chủ đầu tư.
- Bản vẽ thiết kế cải tạo chi tiết: mặt bằng, mặt cắt, hệ thống điện nước, PCCC…
- Dự toán chi phí và các văn bản liên quan như: ủy quyền, hợp đồng xây dựng…
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn hãy nộp tại Sở Xây dựng địa phương. Thường thì sẽ mất khoảng 15-30 ngày để cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung, vì thế nên làm thật cẩn thận, tỉ mỉ để tránh mất thời gian nhé.
Khi được cấp phép, bạn sẽ yên tâm hơn khi triển khai dự án.
Bước 6: Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công
Bạn cần lựa chọn những đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình. Để làm được điều đó:
- Hãy tiến hành đấu thầu rộng rãi cho các gói thầu: phần thô, cơ điện, nội thất… với đầy đủ thông tin, yêu cầu và chỉ tiêu cần đáp ứng.
- Sau khi nhận được hồ sơ dự thầu, bạn nên đánh giá kỹ năng lực thực tế của nhà thầu qua các công trình đã thực hiện, đội ngũ nhân sự, máy móc và đặc biệt là giá dự thầu.
- Với mỗi gói thầu, hãy lựa chọn ít nhất 2-3 nhà thầu đủ điều kiện để đàm phán. Hãy ưu tiên những nhà thầu kỹ năng tốt, kinh nghiệm phù hợp, cam kết chắc chắn về tiến độ, chất lượng.
- Khi chọn được nhà thầu ưng ý, hãy soạn thảo và ký hợp đồng thật chi tiết, chặt chẽ. Trong đó quy định rõ phạm vi công việc, tiêu chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm bảo hành, quy trình nghiệm thu, thanh toán…
Lựa chọn nhà thầu là một khâu quan trọng, quyết định đến 70% chất lượng công trình. Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ để tìm được đội thầu ưng ý nhất nhé.
Bước 7: Triển khai thi công và quản lý dự án cải tạo khách sạn cũ
Khi tất cả đã sẵn sàng, bạn sẽ tiến hành thi công cải tạo khách sạn. Đây là khâu quyết định đến thành quả cuối cùng. Để quản lý dự án được tốt:
- Hãy tổ chức họp khởi công, phổ biến đầy đủ thông tin dự án, bản vẽ thi công cho các nhà thầu nắm rõ. Cùng nhau thống nhất kế hoạch thi công, trình tự triển khai.
- Bạn nên thuê một đội giám sát thi công gồm kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật… để kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình hàng ngày.
- Đôn đốc nhà thầu thi công đúng tiến độ, không để chậm trễ. Khi có vướng mắc, sự cố cần linh hoạt xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tới toàn bộ dự án.
- Giám sát chặt chẽ chi phí trong quá trình thi công, chống lãng phí, thất thoát. Hãy có những phương án điều chỉnh hợp lý khi dự án có nhiều thay đổi mà vẫn đảm bảo ngân sách.
- Tiến hành nghiệm thu từng giai đoạn thi công trước khi chuyển sang hạng mục tiếp theo. Cuối cùng là tổ chức nghiệm thu toàn bộ công trình trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Quản lý dự án tốt sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro, sự cố, đảm bảo công trình đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra.
Hợp tác với đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực cải tạo và thiết kế khách sạn cũ
Không chỉ chú trọng về mặt thẩm mỹ, PT Kiến trúc Việt Nam còn đặc biệt quan tâm đến tính năng và sự tiện nghi hướng đến giá trị đích thực cho khách hàng. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm dày dạn trong việc triển khai và quản lý dự án, PT Kiến trúc Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn trong từng bước, từ khâu lập kế hoạch, thiết kế và kết nối những đơn vị thi công. Chúng tôi cam kết đảm bảo tiến độ, chất lượng và kiểm soát chặt chẽ chi phí, giúp dự án cải tạo và thiết kế khách sạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Chúng tôi tự tin là đơn vị thiết kế cải tạo khách sạn uy tín trách nhiệm nhất hiện nay!
Trong lĩnh vực nâng cấp và cải tạo khách sạn cũ, việc lựa chọn một đối tác thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và cải tạo khách sạn, PT Kiến trúc Việt Nam tự hào là đối tác uy tín cho mọi dự án.
Hãy để PT Kiến trúc Việt Nam trở thành người đồng hành tin cậy trong hành trình nâng tầm khách sạn của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu kế hoạch này!
Trân trọng,
PT Kiến trúc Việt Nam – Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc!
Xem thêm:
- Top 15 phong cách thiết kế khách sạn xu hướng 2024
- Thiết kế nội thất khách sạn 4 sao
- Thiết kế nội thất khách sạn 3 sao
- THIẾT KẾ KHÁCH SẠN INDOCHINE
- Thiết Kế Kiến Trúc Khách Sạn 5 Sao
- Dự án khác của chúng tôi